Phương pháp nội soi đại tràng dải tần hẹp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 22/02/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Cung cấp những thông tin cần thiết về phương pháp nội soi đại tràng dải tần hẹp.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phương pháp nội soi đại tràng dải tần hẹp

Nội soi đại trực tràng dải tần hẹp là gì

Nội soi đại trực tràng dải tần hẹp (NBI) là một trong những kỹ thuật gần đây sử dụng bộ lọc R/G/B filter sử dụng loại ánh sáng đơn sắc, trong đó nguyên lý là sử dụng hệ thống kính lọc và bộ phân tích xử lý ánh sáng với hai bước sóng 415nm (415±30nm) và 540nm (540±30nm).

Nhờ kỹ thuật này mà cho hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm – đặc thù cụ thể giữa tổ chức bình thường và tổ chức bệnh lý, các mức độ khác nhau ở niêm mạc và tăng độ tương phản trên bề mặt biểu mô của mạng mao mạch dưới niêm mạc để đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác hơn trong chẩn đoán bệnh lý đại trực tràng.

Chỉ định khi nào

  • Nội soi với dải tần hẹp (NBI) đã tạo nên một bước đột phá đối với sàng lọc và chẩn đoán ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm và các tổn thương khác.
  • Chỉ định cho tất cả các trường hợp nghi ngờ bệnh lý đại trực tràng.

Chống chỉ định

  • Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp
  • Tăng huyết áp chưa kiểm soát được
  • Nghi ngờ thủng tạng rỗng
  • Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ
  • Bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp
  • Bệnh nhân suy tim nặng
  • Bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác
  • Chống chỉ định tương đối: tụt huyết áp (HA) tâm thu dưới 90mmHg.

Chuẩn bị bệnh nhân:

  • Bệnh nhân tối hôm trước khi soi ăn cháo. Bệnh nhân uống Fortran 3 gói pha với 3 lít nước trong vingf 2 tiếng trước khi nội soi 6 giờ. Sau khi đi vệ sinh sạch sẽ nội soi đại tràng. Nếu bệnh nhân táo bón, cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng Folax x 3 gói/ngày trong 3 ngày.
  • Bệnh nhân uống thuốc làm sạch đại tràng hoặc liên hệ nơi thụt tháo làm sạch đại tràng nếu bệnh nhân không uống được.
  • Được giải thích về mục đích và tai biến thủ thuật
  • Các bệnh nhân nguy cơ cao: tuổi >60, nghi ngờ có bệnh lý tim-phổi mạn tính cần làm thêm xét nghiệm điện tâm đồ và X-quang tim phổi.
  • Kiểm tra không có chống chỉ định

Các bước tiến hành

  • Bệnh nhân vào phòng, thay quần, nằm lên cáng thủ thuật
  • Bệnh nhân được mắc monitor theo dõi, theo chỉ định của bác sĩ, nằm lên cáng thủ thuật đúng tư thế, hợp tác để tiến hành thủ thuật nội soi thuận lợi.
  • Nội soi theo qui trình chuẩn quan sát niêm mạc trực tràng và toàn bộ đại tràng, để chế độ NBI quan sát kỹ tổn thương nghi ngờ. Phân biệt tổn thương ở chế độ NBI dựa trên thay đổi mạng lưới mao mạch, kích thước mạch máu mà phân biệt được các tổn thương. Đánh giá phân loại CP typ1, CP typ 2, CP typ 3.
  • Bác sĩ ra y lệnh chụp ảnh minh họa tổn thương, y lệnh làm xét nghiệm hoặc sinh thiết nếu cần
  • Bệnh nhân được theo dõi trong toàn bộ quá trình làm thủ thuật

Tại sao nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (NBI) lại cho hình ảnh ưu việt hơn

Ống tiêu hóa được chia làm bốn lớp cơ bản, đi từ trong lòng ống tiêu hóa ra ngoài thứ tự bao gồm các lớp sau: lớp niêm mạc – lớp dưới niêm mạc – lớp cơ – lớp thanh mạc (chính là lớp vỏ nằm ngoài cùng).

Khi làm nội soi tiêu hóa, nguồn sáng phát ra từ đầu dây soi sẽ được tổ chức thành ống tiêu hóa hấp thụ một phần và phản xạ lại một phần. Ánh sáng phức hợp sẽ bao gồm ánh sáng với các bước sóng khác nhau và các bước sóng đó có độ đâm xuyên vào thành ống tiêu hóa nông sâu khác nhau. Do vậy với nội soi sử dụng ánh sáng phức hợp sẽ khó khăn hơn để tạo ra được những hình ảnh mong muốn làm nổi rõ hình ảnh thuộc về một hay một vài đặc tính nhất định.

Ngược lại làm nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI) sử dụng hệ thống lọc chỉ phân tích ánh sáng đơn sắc với hai bước sóng 415nm và 540nm, đã cho phép phân tích hình ảnh tập trung cao ở những vùng thiết yếu muốn tập trung phân tích sâu hơn. Do vậy tạo ra được khả năng đánh giá chẩn đoán tốt hơn với so với nội soi thông thường hay nội soi có sử dụng hệ thống lọc R/G/B filter.

Các tế bào và tổ chức trong cơ thể muốn tồn tại được thì cần phải được cung cấp chất dinh dưỡng - oxy và đào thải các chất độc hại một cách thường xuyên, hệ thống mạch máu đảm nhiệm công việc này. Chính vì vậy khi tổ chức – tế bào bị bệnh lý, thì tùy theo thời gian và mức độ sẽ có những thay đổi thích ứng của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng đó.

Với việc phân tích hình ảnh dựa trên ánh sáng đơn sắc với hai bươc sóng 415nm và 540nm, nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI) sẽ tập trung phân tích nhiều hơn đối bề mặt niêm mạc kết hợp với hệ vi mạch máu nông và rất nông ngay trong lớp niêm mạc. Đây chính là cơ chế lý giải tại sao nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường hay nội soi với hệ thống lọc R/G/B filter.



Hình minh họa: Sự kết hợp hình ảnh thu được từ phản xạ ánh sáng với bước sóng 415nm và 540nm của hệ thống vi mạch máu nông và rất nông trong lớp niêm mạc ống tiêu hóa của nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI),cho hình ảnh phân tích tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa với nhiều điểm vượt trội so với nội soi thông thường.

Hình ảnh so sánh kết quả giữa nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI) với nội soi độ phân giải cao thông thường


(A)


(B)


(C)

Hình minh họa: Các giai đoạn biến đổi của niêm mạc trên bề mặt polyp đại tràng từ (A) nguy cơ ung thư thấp, (B) nguy cơ ung thư trung bình, (C) nguy cơ ung thư cao, bằng nội soi với dải tầng ánh sáng hẹp – NBI.

 



(A)

 

(B)

Hình minh họa: (A) Hình ảnh với nội soi độ phân giải cao thông thường, chỉ nhận thấy là tổ chức tổn thương tiền ung thư.(B) Hình ảnh với nội soi dải tần ánh sáng hẹp – NBI, cho thấy tổn thương thực sự là ung thư.

Ích lợi của nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI)

Ung thư ống tiêu hóa nói chung hay ung thư đại tràng nói riêng, phát hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả của việc chữa trị ung thư ngay từ giai đoạn sớm hoặc rất sớm có một ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh, gia đình người bệnh và cho cả xã hội.

  • Kéo dài đời sống sau điều trị, nhiều trường hợp đạt được tuổi thọ giống như những người bình thường không bị ung thư.
  • Đảm bảo chất lượng sống sau điều trị tốt, nhiều trường hợp không có gì khác biệt với người bình thường không bị ung thư.
  • Phương pháp điều trị áp dụng sẽ ít phức tạp hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn và nguy cơ các biến chứng cũng ít hơn.
  • Giảm được chi phí điều trị trực tiếp và các chi phí gián tiếp đối với gia đình người bệnh và xã hội.
  • Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging - NBI) đã tạo nên một bước đột phá đối với sàng lọc và chẩn đoán ung thư ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng) ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm.

Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3805 / QĐ-BYT  ngày 25 tháng  9  năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

  • TS. BS. Bùi Xuân Trường - Chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật – Viêm gan (https://vinmec.com/tin-tuc/noi-soi-tieu-hoa-voi-dai-tan-anh-sang-hep:-tai-sao-lai-can-thiet-a1027.html)

 
 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/