Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị
Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị
Người bệnh thường lo lắng thái quá với những vấn đề trong cuộc sống - Ảnh: VnExpress
Người bệnh thường lo lắng thái quá với những vấn đề trong cuộc sống - Ảnh: VnExpress

Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 15/03/2021 | Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Điều quan trọng trong điều trị rối loạn lo âu là sự kiên trì của người bệnh. Rối loạn lo âu có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Lo lắng là một phản ứng thông thường của cơ thể. Trạng thái tinh thần này xuất hiện khi bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

Nhưng nếu thường xuyên thấy bất an mà không rõ căn nguyên, rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh. Khi đó, cần đi khám chuyên khoa tâm bệnh để bác sĩ đánh giá cụ thể hơn. 

Rối loạn lo âu thường đi kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…. Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Bắt bệnh rối loạn lo âu 

Người bệnh rối loạn lo âu thường kể về những biểu hiện của mình như sau:

  • Nhịp tim nhanh, cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh
  • Vã mồ hôi
  • Run rẩy chân tay hoặc rung tay
  • Cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp chết hoặc là cảm giác như là có người bóp cổ mình
  • Cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực
  • Buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng
  • Cảm giác như muốn ngất đi
  • Đi không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như sắp đột quỵ...

Người bệnh có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường, ví dụ như cảm thấy trong người tê cóng, cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người. Bạn có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh để được chẩn đoán tình trạng. 

Những biểu hiện của rối loạn lo âu này thường xảy ra sau khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý trong cuộc sống, ví dụ như phải đi xa nhà, ly hôn, người thân chết hoặc sau những sự kiện không may xảy ra với mình như là tai nạn giao thông, hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân... 

Rối loạn lo âu có chữa được không?

Theo bác sĩ Cẩm Tú, thông thường rối loạn lo âu sẽ không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp của các phương pháp điều trị rối loạn lo âu, sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia tâm lý.

Điều quan trọng trong điều trị bệnh vẫn là sự kiên trì và cố gắng của người bệnh để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. 

2 phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu là dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Thậm chí có thể tiến triển tốt hơn nhiều từ sự kết hợp của cả hai:

1. Dùng thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tây y nhằm giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng của bệnh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc an thần...

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có một nhược điểm nhất định đó là nó có thể gây ra các tác dụng phụ vì thế, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và đơn thuốc mà bác sĩ đã kê toa.

Những người bị rối loạn lo âu nên đi khám để tìm nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp. Người bệnh không được tự ý ngưng dùng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ bởi các thuốc này khi dùng kéo dài có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc nếu dừng thuốc đột ngột...

Để thuận tiện cho việc theo dõi, tái khám, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. 

2. Tâm lý trị liệu

Việc trị liệu bằng các liệu pháp nhận thức hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Còn được gọi là liệu pháp nói chuyện và tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu quan tâm đến giải pháp giải tòa căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi hành vi. 

Việc điều trị bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu... từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần. 

Nói chung là liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào việc dạy những kỹ năng cụ thể để xác định những suy nghĩ và hành vi tiêu cực và thay thế chúng với những người tích cực. Ngay cả khi một tình huống không mong muốn không thay đổi, có thể làm giảm căng thẳng và giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với cuộc sống bằng cách thay đổi cách phản ứng.

Khi bệnh nhân có những triệu chứng của rối loạn lo âu thì nên đi khám và điều trị bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt, nếu không chức năng về mặt xã hội như là công việc, học tập, giao tiếp của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng và bệnh nhân sẽ bị tàn tật về mặt xã hội.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết