Rối loạn nhân cách: Biểu hiện, cách điều trị và khi nào cần đi khám?
Người rối loạn nhân cách thường ngủ ít, không có cảm xúc, thích làm cho người khác có cảm giác tội lỗi, luôn nói dối và vô trách nhiệm... Điều này gây ra những rắc rối và hạn chế đáng kể trong các mối quan hệ, hoạt động xã hội, công việc và trường học. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm về rối loạn này trong nội dung sau.
Rối loạn nhân cách (còn được gọi là trạng thái biển đổi nhân cách) là một dạng rối loạn tâm thần khó phát hiện.
Nhìn từ bên ngoài, người rối loạn nhân cách có thể trông rất bình thường, không có gì khác biệt. Thế nhưng bên trong, họ thiếu thấu cảm và hối hận, mang tính cách mạnh bạo, tự cao tự đại và có những hành vi chống đối xã hội kéo dài.
Để làm rõ thêm vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.
THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU
|
Rối loạn nhân cách là gì?
Rối loạn nhân cách là một loại bệnh tâm thần mà gặp vấn đề về nhận thức và liên quan đến tình huống, đến mọi người - bao gồm cả bản thân mình. Nói chung, có rối loạn nhân cách có nghĩa là có tư suy và hành xử cứng nhắc và không lành mạnh.
Rối loạn nhân cách trước đây thường được gọi là nhân cách bệnh, với tỉ lệ mắc phải ở nhiều nước trên thế giới vào khoảng 2,3%. Trong nhiều trường hợp không dễ dàng nhận ra có rối loạn nhân cách vì suy nghĩ và hành động người bệnh có vẻ tự nhiên.
Người rối loạn nhân cách thường ngủ ít, không có cảm xúc, thích làm cho người khác có cảm giác tội lỗi, luôn nói dối và vô trách nhiệm... Điều này gây ra những rắc rối và hạn chế đáng kể trong các mối quan hệ, hoạt động xã hội, công việc và trường học.
Rối loạn nhân cách thường phát triển ở lứa tuổi vị thành niên, bệnh thường kéo dài hết đời người. Rối loạn nhân cách chủ yếu là sự biến đổi các thuộc tính về ý chí, nhưng trí tuệ vẫn còn được duy trì tương đối bình thường.
Triệu chứng, biểu hiện rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách có rất nhiều loại và được chia thành 3 nhóm sau:
- Nhóm rối loạn nhân cách Cluster A: được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi kỳ quặc, lập dị. Chúng bao gồm rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách phân lập và rối loạn nhân cách Schizotypal
- Nhóm rối loạn nhân cách Cluster B: được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi kịch tính, quá xúc động hoặc không thể đoán trước. Chúng bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách theo lịch sử và rối loạn nhân cách tự ái.
- Nhóm rối loạn nhân cách Cluster C: được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi lo lắng, sợ hãi. Chúng bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Phân loại | Biểu hiện |
Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Nhóm A) |
|
Rối loạn nhân cách phân lập (Nhóm A) |
|
Rối loạn nhân cách Schizotypal (Nhóm A) |
|
Rối loạn nhân cách phản xã hội (Nhóm B) |
|
Rối loạn nhân cách ranh giới (Nhóm B) |
|
Rối loạn nhân cách kịch tính (Nhóm B) |
|
Rối loạn nhân cách ái kỷ (Nhóm B) |
|
Rối loạn nhân cách tránh né (Nhóm C) |
|
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Nhóm C) |
|
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (Nhóm C) |
|
Khi nào cần đi khám?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của rối loạn nhân cách (như bảng trên),bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh rối loạn nhân cách có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Càng để lâu việc điều trị càng trở nên khó khăn.
Những trường hợp chưa đi khám được ngay, bạn có thể thăm khám với bác sĩ qua Video để được chẩn đoán và tư vấn điều trị ban đầu.
Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách
Nhân cách là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến bạn trở nên cá nhân khác biệt và chỉ có một. Đó là cách bạn nhìn, hiểu và liên hệ với thế giới bên ngoài, cũng như cách bạn nhìn nhận về bản thân.
Nhân cách hình thành trong thời thơ ấu, được hình thành dựa trên các yếu tố:
- Gen di truyền: một số đặc điểm tính cách có thể di truyền, những đặc điểm này đôi khi được gọi là tính khí của bạn
- Môi trường sống: nhân cách, tính cách có thể này liên quan đến môi trường bạn lớn lên, các sự kiện đã xảy ra và mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và những người khác cũng có thể ảnh hưởng
Rối loạn nhân cách có thể do sự kết hợp những ảnh hưởng di truyền và môi trường sống. Gen có thể khiến bạn có nguy cơ rối loạn nhân cách và hoàn cảnh sống có thể kích hoạt sự phát triển của căn bệnh này.
Ngoài ra, sự giáo dục không hợp lí, thiếu tế nhị của gia đình, những tác động không lành mạnh, không phù hợp lối sống có văn hóa của môi trường tự nhiên và xã hội, các stress kéo dài làm cho sự phát triển tâm thầm ở lứa tuổi của trẻ em và thiếu niên bị lệch lạc... có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách.
Yếu tố nguy cơ
Mặc dù nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách chưa có nghiên cứu chính xác, nhưng một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển hoặc kích hoạt rối loạn nhân cách, bao gồm:
- Tiền sử gia đình bị rối loạn nhân cách hoặc bệnh tâm thần khác
- Cuộc sống gia đình bạo hành, không ổn định hoặc hỗn loạn trong thời thơ ấu
- Được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ứng xử thời thơ ấu
- Các biến đổi trong cấu trúc và hóa học não...
Rối loạn nhân cách có nguy hiểm không?
Rối loạn nhân cách có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của cả người bệnh, người thân và những người xung quanh.
Rối loạn nhân cách có thể gây ra các vấn đề với các mối quan hệ xã hội, công việc hoặc trường học, và có thể dẫn đến cô lập xã hội hoặc lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn nhân cách, chẩn đoán có thể được xác định bằng cách:
- Khám sức khỏe: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần có thể thăm khám và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khỏe tinh thần của bạn.
- Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bạn có thể liên quan đến một vấn đề sức khỏe thể chất (bệnh lý cơ thể). Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng để chẩn đoán chính xác hơn.
- Đánh giá tâm thần: Bác sĩ có thể gợi ý và cung cấp một bài Test (bảng câu hỏi) về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn.
Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào chứng rối loạn nhân cách cụ thể mà bạn đang mắc phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh và hoàn cảnh sống của bạn. Việc điều trị cần kiên trì trong thời gian dài. Vì rối loạn nhân cách đã tồn tại từ lâu nên việc điều trị có thể cần nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
Chỉ có bác sĩ Tâm thần mới có đủ chuyên môn để chẩn đoán, phân loại và đánh giá mức độ rối loạn nhân cách ở mỗi người. Từ đó, mới có mới có kế hoạch điều trị hiệu quả và đơn thuốc phù hợp.
Tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn bác sĩ giỏi, bác sĩ nhiều kinh nghiệm để có những tư vấn và phương án điều trị hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận đặc biệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần có thể giúp kiểm soát các triệu chứng do rối loạn nhân cách.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý, còn được gọi là liệu pháp trò chuyện với chuyên gia tâm lý, là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhân cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, vì quá trình điều trị bệnh lâu dài, liệu pháp tâm lý sẽ tốn kém nhiều, bạn nên cân nhắc trước.
Sau khi nghe kể về tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bạn, chuyên gia tâm lý có thể giúp người bệnh học cách đối phó với căng thẳng và kiểm soát chứng rối loạn của mình.
Nhập viện điều trị
Trong một số trường hợp, rối loạn nhân cách có thể nghiêm trọng đến mức bạn cần phải nhập viện để được chăm sóc tâm thần. Thường chỉ được khuyến khích khi bạn không thể chăm sóc bản thân đúng cách hoặc khi bạn có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người xung quanh.
Khám và điều trị rối loạn nhân cách ở đâu tốt tại Hà Nội?
Sau đây là một số địa chỉ điều trị các bệnh rối loạn tâm lý uy tín tại Hà Nội, trong đó có điều trị rối loạn nhân cách như là:
1. Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, HN
- Nơi khám: Viện sức khỏe Tâm thần - Tòa nhà T4, T5, T6 Bệnh viện Bạch Mai
- Thời gian
- Thứ 2 - Thứ 6: khám từ 6h50 - 16h00
- Thứ 7, Chủ nhật: khám từ 7h30 - 16h00
2. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
- Địa chỉ: Hòa Bình, huyện Thường Tín, HN
- Nơi khám: Đăng ký khám trầm cảm tại Khoa khám bệnh
- Thời gian: Khám từ Thứ 2 - Thứ 6 (trong giờ hành chính)
3. Phòng khám Hello Doctor
- Địa chỉ: Tại Hà Nội, Phòng khám Hello Doctor có 2 cơ sở tại địa chỉ:
- Hello Doctor cơ sở Hoàng Cầu: Số 5 Ngách 4 Ngõ 95, Hoàng Cầu, Đống Đa
- Hello Doctor cơ sở Ngọc Hồi: Lô 3, ngõ 131, đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai
- Thời gian khám: 9h00 - 19h00, từ Thứ 2 - Chủ nhật
Phòng khám Hello Doctor có thế mạnh nổi bật về thế mạnh nổi bật về khám chữa bệnh Tâm thần kinh. Đơn vị có nhiều bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần công tác tại các bệnh viện lớn như Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội,...
Thông tin chuyên môn lịch khám của các bác sĩ tại đơn vị đã được cập nhật trên trang Phòng khám Hello Doctor, bạn đọc có thể tham khảo để chọn bác sĩ mong muốn.
4. Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, HN
- Nơi khám
- Khoa khám bệnh (tầng 1)
- Khoa khám theo yêu cầu (tầng 2)
- Thời gian: Khám trầm cảm từ Thứ 2 - Thứ 6 (Thứ 7 có khám theo yêu cầu)
5. Phòng khám và điều trị Stress - TS.BS Trần Thị Hà An
- Địa chỉ: Ngõ 120 Trường Chinh, Đống Đa, HN
6. Phòng khám Tâm thần KaZuO
- Địa chỉ: Ô số 13+14, Trung Yên 6, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Trên đây là một số thông tin, kiến thức về bệnh rối loạn nhân cách. Đây là một rối loạn tâm thần phổ biến nhưng ít được quan tâm và phát hiện sớm. Hy vọng, bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này, cũng như biết cách điều trị và thay đổi bản thân.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.