Sơ cứu phồng rộp da như thế nào là đúng?
Sơ cứu phồng rộp da như thế nào là đúng?
Phồng rộp da sau khi tiếp xúc với vật nóng
Phồng rộp da sau khi tiếp xúc với vật nóng - Ảnh: BookingCare

Sơ cứu phồng rộp da như thế nào là đúng?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 24/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 25/04/2024
Phồng rộp da rất hay gặp trong cuộc sống, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Sơ cứu phồng rộp da đúng cách, da sẽ nhanh hồi phục, tránh bội nhiễm và tạo sẹo trên da.

Đè, ép cho dịch trong vết phồng rộp vỡ ra chảy dịch là hoàn toàn sai lầm khi xử trí vết phồng rộp trên da. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách xử trí, sơ cứu vết phồng rộp trên da đúng cách. 

Phồng rộp da và nguyên nhân gây phồng rộp 

Phồng rộp da là tình trạng thoát dịch huyết tương vào lớp mô mềm lỏng lẻo ngay dưới da, gây đẩy lồi da lên thành từng bọc nhỏ. Dịch bên trong thường là dịch vô khuẩn, màu vàng của huyết tương. Trong trường hợp bị bội nhiễm khuẩn, bạn có thể thấy dịch có mủ đọng màu trắng. 

Phồng rộp da rất hay gặp trong cuộc sống, nguyên nhân gây phồng rộp như: 

  • Đi giày dép quá chật gây chà sát xuất hiện vết phồng rộp ở gót chân. 
  • Vết phồng rộp do thủy đậu, bệnh zona, tay chân miệng. 
  • Bị côn trùng cắn: nhện, rắn,... 
  • Phồng rộp do cháy nắng thường thành từng mảng rải rác trên da. 
  • Bỏng nhẹ độ I do chạm vào vật nóng. 
  • Dị ứng với thuốc: Khi sử dụng thuốc mà có biểu hiện nổi mẩn nốt phỏng nước cần dừng thuốc lại ngay và đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. 

Cách sơ cứu vết phồng rộp da

Để sơ cứu vết phồng rộp da đúng cách, ta cần phân loại chúng theo các nhóm và xử trí theo hướng dẫn dưới đây. 

Đối với vết phồng rộp chưa vỡ

  • Cố gắng không chà sát lên vết phồng rộp. 
  • Không cần che chắn hoặc có thể che bằng gạc mỏng. 
  • Cố gắng không gây áp lực lên vị trí phồng rộp. Nếu vết thương nằm ở vùng chịu áp lực chẳng hạn như lòng bàn chân, hãy đắp một miếng gạc mỏng lên đó. 

Đối với vết phồng rộp đã vỡ

  • Rửa sạch vùng da bằng nước sạch. 
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da đó.
  • Che lỏng lẻo bằng gạc vô khuẩn. 

Khi nào cần tháo dịch vết phồng rộp

Đối với những vết phồng rộp kích thước lớn (đường kính lớn hơn 2cm), gây đau đớn nhiều và khó khăn trong chăm sóc, bạn hãy đến cơ sở y tế để được chọc hút bớt dịch cho vết thương nhanh hồi phục. 

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sử dụng kim vô khuẩn 
  • Đưa kim vào chân của vết phồng rộp, nhẹ nhàng chọc hút dịch, cố gắng không làm bong lớp vỏ của vết phồng rộp. 
  • Rửa sạch vết phồng rộp một lần nữa và lau khô. 
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh.
  • Che khu vực lỏng lẻo bằng gạc vô khuẩn. 

Chăm sóc vết phồng rộp hằng ngày 

  • Thay băng hàng ngày và bất cứ khi nào băng bị bẩn hoặc thấm dịch. 
  • Tránh đi giày hoặc thực hiện các hoạt động gây ra vết phồng rộp cho đến khi lành.
  • Mang tất dày hoặc găng tay làm việc khi bị phồng rộp ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Hãy đi khám bác sĩ để biết các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm vết phồng rộp đọng mủ, vùng da nóng đỏ, sưng tấy nhiều hơn, hay xuất hiện thêm triệu chứng toàn thân như sốt cao, sưng hạch bạch huyết.
hàn chế phồng rộp khi đi giày dép
Hạn chế phồng rộp da gót chân khi đi giày - Ảnh: Istock 

Xử trí phồng rộp da không quá khó, nhưng nếu chủ quan có thể dẫn đến bội nhiễm và sẹo xấu cho da. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chăm sóc vết phỏng da không tiến triển hãy đến gặp bác sĩ để có lời khuyên kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare