Sốt siêu vi ở trẻ em là tình trạng sốt gây ra bởi một loại virus nào đó. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng lâm sàng, tiền sử bệnh, các yếu tố dịch tễ của trẻ để chẩn đoán và chỉ định các xét nghiệm phù hợp để tìm ra nguyên nhân gây sốt, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Sốt siêu vi ngoài triệu chứng là sốt, còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác dưới đây.
Virus là nguyên nhân gây ra sốt siêu vi. Nhiều nhóm virus có thể gây sốt như Rhinovirus, Coronavirus, virus hợp bào, virus á cúm, Adenovirus, virus cúm A, virus cúm B, Enterovirus, virus Herpes Simplex...
Ở thể nhẹ, chúng chỉ gây ra sốt nhẹ và các triệu chứng đường hô hấp trên. Ở thể nặng, có thể dẫn đến sốt cao, sốt kéo dài, viêm phế quản, viêm khớp, viêm phổi và thậm chí là viêm não, viêm gan, viêm cơ tim gây đột tử…
Một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất của sốt siêu vi ở trẻ em là tăng nhiệt độ cơ thể, thường từ 38-39 độ C, có trường hợp có thể lên đến 40-41 độ C. Khi hạ sốt, trẻ tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đờm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy lên não.
Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc do trẻ còn hạn chế về biểu đạt ngôn ngữ.
Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo hoặc là triệu chứng khởi điểm của viêm não màng não do siêu vi
Các biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất kích thích, có thể đi kèm với đờm đặc hoặc loãng tùy thuộc vào loại virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, họng có thể xung huyết do virus gây kích ứng các mô mềm và niêm mạc trong họng.
Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đi phân lỏng, không có máu, chất nhày.
Một số trẻ có biểu hiện sưng hạch dưới hàm, mặt, cổ, sau tai, gáy, bụng; thường kích thước nhỏ, không đau, di động khi ấn. Nếu sưng vùng tuyến mang tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị.
Một số trẻ biểu hiện nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt. Nếu phát ban mà vẫn còn sốt thì phải loại trừ do nguyên nhân khác.
Tuy nhiên có những loại ban có thể do nguyên nhân nguy hiểm như não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết… Do đó cha mẹ không được chủ quan mà phải đưa trẻ đi khám
Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt. Khi xuất hiện kèm với ban đỏ có thể nghi ngờ trẻ bị ban sởi.
Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau ăn khi bị nhiễm siêu vi, đặc biệt là nếu có vấn đề về tiêu hóa.
Tuy nhiên nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm do viêm màng não. Do đó cần đi khám, không nên chủ quan tự chữa.
Sự khó chịu từ các triệu chứng của sốt siêu vi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, dẫn đến giấc ngủ không ngon hoặc mất ngủ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ gặp các triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị:
Ngoài những triệu chứng này, trẻ nhiễm siêu vi cũng có thể gặp các triệu chứng khác. Tuỳ thuộc vào loại virus gây bệnh mà trẻ có thể sốt hoặc sốt kèm theo một số triệu chứng trên đây. Dù là trẻ có biểu hiện như thế nào, phụ huynh cũng nên đưa con đến bác sĩ để được tư vấn về điều trị và theo dõi tại nhà.