Sự khác biệt giữa bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Sự khác biệt giữa bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Sự khác biệt giữa bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang - Ảnh: BookingCare

Sự khác biệt giữa bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Tác giả: - Xuất bản: 14/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Theo kết quả trong một cuộc khảo sát, có tới hơn 80% người được hỏi vẫn bị nhầm lẫn giữa biểu hiện của bệnh Zona thần kinh với vết thương do kiến ba khoang. Cùng tìm hiểu sự khác biệt cụ thể của 2 bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là hai bệnh lý da liễu hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng của 2 bệnh này lại có những điểm khá tương đồng khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Chẩn đoán sai bệnh, dùng sai thuốc điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm khiến tình trạng có thể tiến triển nặng và phức tạp hơn.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Nhận biết kiến ba khoang

Kiến ba khoang còn có các tên gọi khác là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc khoảng 1cm, có hai màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 6 chân, bụng có 3 đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh.

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven rừng, các bãi rác thải, khu công trình,... Loài kiến này thường xuất hiện và sinh trưởng mạnh vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào nhà khi sáng đèn, nhất là các tòa nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng,...

Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể kiến ba khoang tiết ra chất dịch chứa chất paederin (Theo các chuyên gia, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ). Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng (nhiều  người thường hay hiểu lầm là kiến ba khoang đốt), tiếp xúc với mắt gây nên: loét kết mạc, giác mạc, bỏng mắt…

Triệu chứng viêm da do kiến ba khoang

Kiến ba khoang có thể xuất hiện ở nhiều nơi mà đôi khi mắt thường không chú ý đến. Người bệnh vô tình bị chúng bám vào cổ, mặt, phần da không được che chắn, dơ tay quệt, đập, hay dùng khăn rửa mặt làm cơ thể chúng có chứa chất pederin tiếp xúc trực tiếp lên da. Sau khi tiếp xúc người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ngứa rát nhẹ, căng da, kèm theo đỏ một vùng da.

Sau 6-12 giờ, tổn thương da bắt đầu nặng hơn rõ rệt, vết thương đỏ cộm thành vệt, phù nề, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều. Nghiêm trọng hơn có thể hình thành mụn mủ, sưng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Một số có tổn thương dạng đóng dấu tại các nếp gấp.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương.

Tổn thương da thường hết sau 1 tuần, tuy nhiên sẽ để lại dát thẫm màu và sẽ mờ dần đi theo thời gian.

Hoại tử da nằm ở trung tâm(do bỏng acid mạnh) Mụn nước rải rác dọc theo đường đi của dây thần kinh
Tổn thương rải rác ở các vùng tiếp xúc            của dây thần kinh, nằm 1 bên cơ thể.  

 

Tổn thương da do bị Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh là do một loại virus thủy đậu có tên gọi là Varicella - Zoster gây ra. Đây là loại virus gây bệnh thủy đậu, sau khi bệnh thủy đậu khỏi hoàn toàn, những virus này vẫn tồn tại trong cơ thể và trú ngụ dưới dạng không hoạt động. Vào thời điểm thích hợp: suy giảm miễn dịch, chấn thương..., các virus Varicella - Zoster tái hoạt và gây ra các triệu chứng bệnh Zona thần kinh.

Triệu chứng bệnh Zona thần kinh

Tổn thương nằm ở một bên cơ thể với đặc điểm: mụn nước, bọng nước tạo thành chùm phân bố dọc theo đường đi của dây thần kinh, hay gặp ở vùng ngực, đầu mặt cổ và vùng mông đùi. 

Giai đoạn đầu: đau, dị cảm. Một số người có thể có biểu hiện mệt mỏi, sốt, nhức đầu,... 

Sau đó: mụn nước, bóng nước căng chứa dịch trong, mọc thành chùm trên nền da đỏ, bọng nước xuất huyết, có thể bội nhiễm tiến triển thành mụn mủ. 

Cảm giác đau nhẹ đến dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng, nổi hạch. 

Khi khỏi bệnh có thể để lại cơn đau sau zona dai dẳng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.

Khi trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tự ý bôi thuốc hay sử dụng các biện pháp điều trị mà chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp điều trị sai bệnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm: đau dai dẳng sau zona thần kinh, sẹo xấu…

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về những đặc điểm thường gặp của bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Từ đó, giúp phân biệt triệu chứng một cách rõ ràng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết