Tắc nghẽn đường thở: Biểu hiện, nguyên nhân và các bước sơ cứu
Tắc nghẽn đường thở: Biểu hiện, nguyên nhân và các bước sơ cứu
Nghẹt đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng
Dị vật mắc kẹt ở đường hô hấp là nguyên nhân chủ yếu gây nghẹt đường thở - Ảnh: BookingCare

Tắc nghẽn đường thở: Biểu hiện, nguyên nhân và các bước sơ cứu

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 15/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 20/04/2024
Nghẹt (tắc nghẽn) đường thở là một tình huống đe dọa tính mạng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Bởi vậy khi bị tắc nghẽn đường thở hãy sơ cứu cho người bị nạn càng nhanh càng tốt. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu khi bị tắc nghẽn đường thở qua bài viết dưới đây.

Khi một người bị nghẹt đường thở sẽ không đủ oxy đến phổi, tiếp đó tổn thương não sẽ xảy ra sau 4 đến 6 phút. Vậy bạn sẽ làm gì khi gặp tình huống như thế? Tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về cách sơ cứu khi một người bị nghẹt đường thở.

Biểu hiện gây tắc nghẽn đường thở

Nạn nhân tắc nghẽn đường thở thường biểu hiện một số triệu chứng dưới đây:

  • Kích thích, hoảng loạn
  • Khó thở, thở dốc, âm thanh rít khi cố gắng thở
  • Ho dữ dội
  • Hai tay ôm vào cổ, chỉ tay vào cổ hoặc miệng
  • Nói khó hoặc không nói được
  • Da, môi, mặt đỏ sau đó chuyển dần sang xanh tím hoặc sẫm
  • Giảm dần và mất ý thức

Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn đường thở, nhưng thường gặp là do nhai thức ăn không đúng cách hoặc do dị vật mắc kẹt ở đường hô hấp trên:

  • Ở người lớn, tắc nghẽn đường thở do thức ăn không được nhai kỹ hay gặp nhất là do hút trà sữa quá nhanh do răng giả bị rơi vào đường thở.
  • Ở trẻ em là đối tượng hay gặp hơn, thường do nhai không kỹ, cố gắng nuốt miếng thức ăn lớn như các loại kẹo dẻo hoặc trẻ thường cho những dị vật nhỏ vào miệng (các loại hạt, viên bi, đồ chơi có hình tròn nhỏ,…

Nguyên tắc khi sơ cứu nghẹt đường thở

  • Tắc nghẽn đường thở đòi hỏi sơ cứu ngay lập tức
  • Vừa tiến hành sơ cứu vừa gọi người hỗ trợ để liên hệ với trung câm cấp cứu 115.
  • Tuyệt đối không đưa tay vào miệng móc dị vật khi người bị nạn còn thở hoặc đang trong cơn ho.
  • Trong những tình huống tắc nghẽn một phần đường thở, nạn nhân vẫn có thể nói và thở được, không nên thực hiện các phương pháp lấy dị vật đường thở mà khuyến khích nạn nhân ho để tự đẩy dị vật ra ngoài.
  • Còn nếu trong tình huống tắc nghẽn hoàn toàn đường thở, nạn nhân không thở được. Bạn cần gọi y tế hỗ trợ và thực hiện ngay các biện pháp giải phóng tắc nghẽn.

Các bước sơ cứu tắc nghẽn đường thở

Bước 1: Đánh giá toàn trạng nạn nhân một cách nhanh chóng

Khi bắt gặp nạn nhân bị tắc nghẽn đường thở, phải nhanh chóng đánh giá tình trạng để kịp thời tiến hành sơ cứu

  • Xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở bằng các dấu hiệu nêu trên.
  • Nạn nhân còn hay mất ý thức, kiểm tra nhịp thở
  • Nếu còn ý thức, nạn nhân khó thở ít hay nhiều, tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn đường thở.
  • Có dị vật nào gần đó có thể là nguyên nhân khiến nạn nhân khó thở không?

Bước 2: Giải phóng tắc nghẽn đường thở

Có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể áp dụng cho người bị tắc nghẽn đường thở nhưng phải phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi, cân nặng, chiều cao và tình trạng ý thức của người cần cấp cứu.

Phương pháp Heimlich

  • Chỉ thực hiện nếu bệnh nhân còn tỉnh
  • Là phương pháp tạo áp lực dưới cơ hoành đẩy không khí ra khỏi phổi giống một cơn ho giúp tống dị vật ra ngoài.
  • Không thực hiện nếu nạn nhân còn thở được
  • Cách thực hiện phương pháp Heimlich
    • Đối với người lớn và trẻ lớn hơn 2 tuổi còn tỉnh táo và bít tắc đường thở hoàn toàn:
      • Đứng ở sau người bị nạn, để nạn nhân cúi người về phía trước chân trước chân sau để có tư thế vững, nếu là trẻ nhỏ thì nên quỳ xuống phía sau trẻ.
      • Vòng tay ra trước người bị nạn, nắm chặt hai tay vào nhau và đặt ở vị trí trên rốn
      • Đẩy mạnh lên trên về phía lồng ngực, nhanh và mạnh, thực hiện 3 - 4 lần
      • Kiểm tra dị vật đã bật ra chưa, nếu chưa thì lặp lại động tác trên.
    • Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi:
      • Cho trẻ nằm úp mặt dưới cẳng tay, dùng tay còn lại vỗ mạnh lên vị trí ở giữa 2 xương bả vai 5 lần. 
      • Nếu không hiệu quả, để trẻ nằm đầu dốc xuống, lấy 2 ngón tay ấn vào vị trí ½ dưới xương ức 5 lần. Kiểm tra liên tục xem dị vật đã được bật ra ngoài hay chưa. 
      • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu một trong những kỹ thuật trên đã làm thông đường thở nhưng trẻ không thở được.
    • Tự làm Heimlich cho chính mình: Đặt nắm tay vào vị trí trên rốn, tì mạnh vào góc bàn hoặc thành ghế theo hướng từ dưới lên cơ hoành.
    • Nếu nạn nhân bất tỉnh: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
Nghiệm pháp Heimlich
Phương pháp Heimlich - Ảnh: Canva

Phương pháp vỗ mạnh vào lưng giữa hai xương bả vai

  • Thường áp dụng cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, ở người lớn ít có hiệu quả đặc biệt là người to béo
  • Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cẳng tay của bạn, dùng đùi để hỗ trợ. Giữ ngực của trẻ sơ sinh trong tay và hàm bằng ngón tay. Nghiêng đầu trẻ xuống, sao cho đầu thấp hơn thân mình
  • Thực hiện 5 lần vỗ lưng giữa hai vai của trẻ bằng lòng bàn tay còn lại của bạn nhanh, dứt khoát.
  • Kiểm tra miệng để xem hút dị vật có thể nhìn thấy; nếu nó có thể dễ dàng loại bỏ, gỡ dị vật.
  • Nếu dị vật không ra khỏi đường thở sau 5 lần vỗ lưng, hãy xoay trẻ sơ sinh lên.
  • Giữ trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay của bạn, sử dụng đùi hoặc lòng để đỡ. Giữ đầu trong tay bạn với đầu thấp hơn thân.
  • Đặt 2 ngón tay vào giữa xương ức của trẻ sơ sinh ngay dưới núm vú. Tránh các xương sườn dưới hoặc đầu xương ức.
  • Đưa ra 5 lần đẩy nhanh, ép ngực sâu khoảng 1/3 đến ½ độ sâu của ngực - thường là khoảng 1,5 đến 4 cm (0,5 đến 1,5 inch) cho mỗi lần đẩy.
  • Tiếp tục thực hiện 5 lần vỗ lưng rồi đến 5 lần đẩy ngực cho đến khi vật thể rơi ra ngoài hoặc trẻ sơ sinh tỉnh lại.

Làm thế nào để phòng tránh nghẹt đường thở?

  • Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ trước khi cho trẻ nhỏ ăn. Giám sát chúng khi chúng đang ăn thức ăn đặc.  
  • Không cho trẻ nhỏ dưới ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, kẹo dẻo chip chip, hạt trân châu..Hướng dẫn trẻ không vừa ăn vừa cười đùa.
  • Để xa tầm tay trẻ các đồ vật nhỏ có thể cho vừa miệng như pin, cúc áo. Luyện thói quen không cho đồ chơi vào miệng của trẻ
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích do có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của bạn, làm tăng nguy cơ mắc nghẹn.

Sơ cứu khi gặp người bị nạn là một trong những kỹ năng cần trang bị trong cuộc sống hằng ngày. Sự nhanh chóng của bạn có thể giúp nạn nhân thoát khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng quan trọng này.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare