Tăng huyết áp có những phân độ nào?
Tăng huyết áp có những phân độ nào?
Tăng huyết áp có những phân độ nào? - Ảnh: BookingCare

Tăng huyết áp có những phân độ nào?

Tác giả: - Xuất bản: 28/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Dựa vào chỉ số huyết áp tâm trương và chỉ số huyết áp tâm thu để phân độ tăng huyết áp.

Chỉ số huyết áp mà bạn đo được sẽ giúp các bác sĩ phân loại được huyết áp của bạn đạng ở phân độ nào: độ 1 (nhẹ); độ 2 (trung bình) hay độ 3 (nặng). Với mỗi phân độ, sẽ có phương hướng điều trị khác nhau để điều trị bệnh hiệu quả.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48%,

bệnh tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48%,

Tăng huyết áp là tình trạng là tình trạng áp lực máu lên thành mạch lớn hơn bình thường. Mức chỉ số huyết áp tối ưu ở người bình thường khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) <130mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) < 85mmHg. Nói về chỉ số đo huyết áp, cần chú ý đến:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): Là chỉ số đo áp lực trong lòng động mạch khi tim bơm máu ra ngoài. Chỉ số này thường được viết (đọc) trước, trong thiết bị đo huyết áp thì chỉ số huyết áp tâm thu sẽ xuất hiện trước tiên hoặc ở bên trên màn hình.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): Là chỉ số đo áp lực nghỉ của động mạch giữa các lần bơm máu. Chỉ số này thường được viết (đọc) sau, trong thiết bị đo huyết áp thì chỉ số huyết áp tâm trương sẽ xuất hiện sau hoặc ở bên dưới màn hình.

Dựa vào hai chỉ số này cũng giúp các bác sĩ xác định được huyết áp của một người là thấp, bình thường hay bị tăng. Theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam (VNHA) năm 2022 huyết áp bình thường và bình thường cao đo tại phòng khám được phân độ như sau:

Phân loại

Huyết áp tâm thu (HATT/mmHg)

Huyết áp tâm trương (HATTr/mmHg)


Huyết áp tối ưu

<120 

<80

Huyết áp bình thường

<130

<85

Huyết áp bình thường cao

130 - 139

85 - 89

Phân độ tăng huyết áp 

Dựa vào chỉ số huyết áp đo được, Hội tim mạch Việt Nam năm 2022, phân độ tăng huyết áp thành các cấp như sau:

  • Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ): Được xác định khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 140 - 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 90-99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2 (trung bình): Được xác định khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 160 - 179  mmHg và huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 100 – 109 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 3 (nặng): Được xác định khi huyết áp tâm thu  ≥180 mmHg và huyết áp tâm trương ≥110 mmHg
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Được xác định khi huyết áp tâm thu  ≥140 mmHg và huyết áp tâm trương <90mmHg

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

Ngoài phân loại theo chỉ số huyết áp đo được, tăng huyết áp còn có thể được phân loại dựa vào nguyên nhân gây ra, bao gồm hai thế:

  • Tăng huyết áp vô căn: hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, tình trạng mà bác sĩ không xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tăng huyết áp. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp được xác định đều thuộc thể này
  • Tăng huyết áp nguyên phát: là tình trạng tăng huyết áp mà nguyên nhân được xác định là do một bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra, chỉ chiếm khoảng 10% số người bệnh tăng huyết áp

Kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp

Nếu bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch, như bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành mạn tính, suy tim,...
  • Biến chứng về não như tai biến mạch máu não, đột quỵ
  • Biến chứng về thận như suy thận
  • Biến chứng về mắt, có thể dẫn đến mù lòa
  • Biến chứng về mạch ngoại vi, nguy hiểm nhất là tách thành động mạch chủ có thể gây chết người

Để điều trị tăng huyết áp, sẽ tùy thuộc vào loại, cấp độ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ đi kèm của người bệnh. Tuy nhiên, dù huyết áp của bạn đang ở mức nào thì việc thay đổi lối sống là tất yếu để điều trị bệnh tăng huyết áp.

Các biện pháp thay đổi lối sống thường được khuyến nghị áp dụng như:

  • Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, giảm muối (chỉ nên nạp không quá 3 g muối hay 1/2 thìa cà phê muối mỗi ngày), hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể hợp lý, BMI = 18,5 - 22,9 kg/m2
  • Ngừng hút thuốc, đồng thời hạn chế việc hút phải khói thuốc tự động
  • Thường xuyên hoạt động thể chất, ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút mỗi tuần, không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu, căng thẳng thần kinh

Ngoài ra, một số loại thuốc hạ huyết áp sẽ được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng. Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Tăng huyết áp thường không khỏi hoàn toàn, quá trình điều trị lâu dài có thể đến suốt đời. Vì thế, cần kiên trì tuân theo chế độ điều trị, không sử dụng những biện pháp chưa có cơ sở khoa học. Việc xác định tình trạng tăng huyết áp của bạn đang ở phân độ nào rất quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết