Khi mắc tăng huyết áp độ 3, người bệnh thường đã phát triển lên các biến chứng nghiêm trọng như phình động mạch chủ, suy tim, suy thận,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh tăng huyết áp độ 3 cần được điều trị y tế bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng đi kèm.
Tăng huyết áp độ 3 được xác định nếu chỉ số đo huyết áp vượt ngưỡng 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu và trên 110 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Đây cũng là cấp độ tăng huyết áp nặng nhất trong phân độ tăng huyết áp.
Theo bàng phân tầng nguy cơ Tim của Cục Y tế dự phòng, tăng huyết áp độ 3 rơi vào trường hợp yếu tố nguy cao và rất cao phát triển biến cố về tim mạch trong vòng 10 năm tới. Cụ thể:
Ở những người bệnh tăng huyết áp độ 3, các cơ quan nội tạng và mạch máu đã có dâu hiệu tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến các bệnh lý như: Phình động mạch, tắc động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu tim, suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy thận, xuất huyết võng mạc,... Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ rất dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp độ 3 cần được chăm sóc y tế kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng. Điều trị thường bao gồm thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Uống nhiều nước, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, trứng và ngũ cốc, cũng như ưu tiên các loại thực phẩm giàu folate như măng tây, đậu bắp, nấm và cà chua có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng cao huyết áp.
Việc điều trị bằng thuốc gần như là bắt buộc đối với những người bệnh tăng huyết áp độ 3. Một số các loại thông dụng được điều trị tăng huyết áp như:
Những người bệnh thuộc phân độ tăng huyết áp độ 3 cũng sẽ gặp các biến chứng liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh mạch vành, phình động mạch chủ, suy tim, suy thận,... Những trường hợp này được khuyến nghị nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích và các bệnh đi kèm để phân loại nguy cơ. Từ đó, sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.