Tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát cả hai bệnh lý?
Tăng huyết áp và đái thào đường có mối liên hệ như thế nào?
Tăng huyết áp và đái thào đường có mối liên hệ như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát cả hai bệnh lý?

Tác giả: - Xuất bản: 01/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi có cùng yếu tố nguy cơ. Hiểu được mối liên hệ này sẽ giúp chũng ta có biện pháp kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tăng huyết áp và đái tháo đường đều lầ bệnh lý liên quan đến rối lọan chuyển hóa trong cơ thể và thường xảy ra đồng hành. Lý giải cho điều này là do hai bệnh lý này có các yếu tố nguy cơ tương tự nhau gây ra hoặc biến chứng của bệnh lý này khởi phát bệnh còn lại.

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường

Tăng huyết áp và đái tháo đường không chỉ có nhiều điểm chung mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hai bệnh lý này thường gây ra bởi một số nguyên nhân như:

  • Lối sống ít vận động
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, dư thừa calo
  • Căng thẳng quá mức
  • Thừa cân, béo phì
  • Tình trạng kháng insulin

Ngoài ra, chính bệnh lý này còn là nguyên nhân gây ra bệnh lý còn lại:

  • Với người bệnh đái tháo đường: Người mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả để chuyến hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể, gây ra tình trạng dư thừa glucose trong máu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các biến chứng tổn thương các hệ cơ quan trong cơ thể mà hệ quả đi kèm khiến huyết áp tăng cao. Chẳng hạn như tổn thương mạch máu và thận có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Thống kê từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường thì có 2 người bị tăng huyết áp cần sử dụng thuốc để điều trị
  • Với người bệnh tăng huyết áp: Theo một nghiên cứu từ năm 2018, người bệnh bị tăng huyết áp thường gặp phải tình trạng kháng insulin và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người có huyết áp bình thường. Vì vậy, mặc dù tăng huyết áp có thể không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc hai bệnh lý đồng thời, sẽ làm tăng khả năng bệnh phát triển các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Suy thận
  • Đau tim
  • Giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa
  • Đột quỵ

Để ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh cần kiểm soát được chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp.

Cách kiểm soát cả hai bệnh lý

Để kiểm soát đồng thời cả hai chỉ số, người bệnh cần phối hợp thực hiện các biện pháp sau đây:

Duy trì cân nặng hợp lý

Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI) lưu ý rằng trọng lượng cơ thể giảm từ 3–5% có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp. Tương tự, CDC lưu ý rằng giảm 5–7% trọng lượng cơ thể có thể giúp ngăn chặn bệnh tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường.

Chẳng hạn, nếu cân nặng của bạn tầm 90kg thì bạn giảm khoảng 4-6kg để đảm báo chỉ số đường huyết và huyết áp của bạn ở ngưỡng an toàn.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp cải thiện huyết áp và đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác.

Các chuyên gia y tế khuyến nghị cường độ tập thể dục nên duy trì tối thiểu 150 phút mỗi tuần với các bài tập thể dục thông thường như đi bộ, đạp xe, bơi lội,... Còn với các bài tập với cường độ mạnh thì nên duy trì tối thiểu 75 phút mỗi tuần.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh tiểu đường hoặc bệnh tăng huyết áp thường được khuyến nghị thực hiện theo chế độ ăn kiêng DASH để kiểm soát các chỉ số huyết áp của cơ thể. Chế độ này thường bao gồm:

  • Bổ sung nhiều trái cây và rau củ tươi
  • Ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế muối và đường 
  • Hạn chế chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa và mỡ động vật

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn

Việc tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng các nguy cơ sau đây:

  • Tăng calo dư thừa, là nguyên nhân dẫn đến thừa cân hoặc tiểu đường
  • Thành động mạch dày lên làm tăng áp lực máu chảy qua

Lượng đồ uống có cồn nên tiêu thụ theo khuyến cáo của bộ Y tế:ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ).

(Trong đó, 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh)

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân mắc phải.

Ở ngưởi bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ cần phải sử dụng insulin vầ kèm theo một số loại thuốc để kiểm soát biến chứng, trong đó có tăng huyết áp

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 chưa cần sử dụng insulin, có thể sử dụng thuốc không chứa insulin, chẳng hạn như metformin, để giúp giảm huyết áp.

Tồng kết lại, hai bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường đều có chung nhiều yếu tố nguy cơ gây ra. Việc kiểm soát được các yếu tố nguy cơ cũng sẽ giúp kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết