Thiếu acid folic ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ?
Thiếu acid folic
Thiếu acid folic ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? - Ảnh: BookingCare

Thiếu acid folic ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ?

Tác giả: - Xuất bản: 21/04/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/05/2024
Acid folic là một trong những vitamin có vai trò quan trọng với sức khỏe đặc biệt với trẻ em và phụ nữ có thai. Khi thiếu acid folic có thể gây nhiều hậu quả nặng nề.

Acid folic là một enzym có vai trò quan trọng với cơ thể và luôn được khuyến cáo đảm bảo chế độ ăn hàng ngày đủ khuyến nghị lượng acid folic, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Vậy thiếu acid folic ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ? Cùng BookingCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tổng quan về acid folic

Acid folic, còn được gọi là vitamin B9, Folacin hoặc Folat (dạng có thể hòa tan trong nước của vitamin B9), đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của tế bào hồng cầu và nucleoprotein. Acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và các axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Vitamin B9 được coi là một trong 13 loại vitamin cần thiết mà cơ thể cần cung cấp hàng ngày. Ở phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai, sau sinh hoặc trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng cần được bổ sung lượng vitamin B9 cao nhất.

Vai trò của acid folic với cơ thể

  • Acid folic là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển và phân chia tế bào, đóng vai trò quan trọng trong hình thành các tế bào máu. Nó giúp cơ thể sản xuất hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Đây là một yếu tố không thể thiếu để duy trì sức khỏe và chức năng cơ bản của cơ thể.
  • Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và duy trì sự khỏe mạnh của tế bào, đồng thời có khả năng ngăn ngừa sự biến đổi trong DNA, từ đó giúp phòng ngừa ung thư
  • Thường được sử dụng trong các loại thuốc điều trị thiếu hụt acid folic hoặc một số bệnh liên quan đến thiếu máu do tế bào hồng cầu
  • Ngăn chặn một số bệnh lý khác như lão hóa, loãng xương, trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, và suy giảm trí nhớ
  • Bổ sung acid folic trước và trong thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, bao gồm các bệnh ống thần kinh nghiêm trọng, như nứt đốt sống và bệnh não.
  • Acid folic cũng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở tim, môi, ống tiêu, và các bộ phận khác ở trẻ sơ sinh. 

Nhu cầu khuyến nghị sử dụng acid folic:

  • Nhu cầu với người trưởng thành là 180mcg/ngày đối với nữ và 200 mcg/ngày đối với nam. 
  • Khi sử dụng quá nhiều acid folic (vượt quá 400 mcg/ngày ở người lớn và 300 mcg/ngày ở trẻ em và 100 mcg/ngày ở trẻ dưới 1 tuổi có thể gây thiếu vitamin B12

Thiếu acid folic là gì?

Thiếu acid folic là tình trạng cơ thể thiếu một loại vitamin B cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi không có đủ tế bào hồng cầu, có nguy cơ phát sinh tình trạng thiếu máu.

Trong trường hợp thiếu acid folic nghiêm trọng, có thể dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ, trong đó các tế bào hồng cầu không bình thường về kích thước và hình dạng, thường là hình bầu dục thay vì hình tròn, và có tuổi thọ ngắn hơn so với các tế bào hồng cầu bình thường. 

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị thiếu acid folic, điều này có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn của thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Dấu hiệu của việc thiếu acid folic

Khi thiếu acid folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, vậy nên một số biểu hiện như:

  • Da nhợt
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Giảm cân, ăn không ngon miệng
  • Khó thở, chóng mặt, đau đầu

Một số biểu hiện khác như:

  • Trầm cảm và luôn cảm thấy khó chịu
  • Suy giảm trí nhớ
  • Lưỡi đỏ và đau
  • Yếu cơ

Nguyên nhân gây thiếu acid folic 

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

  • Khẩu phần ăn: ăn thiếu trái cây tươi, rau và ngũ cốc giàu acid folic là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu folate. Ngoài ra, việc nấu chín thực phẩm đôi khi có thể phá hủy một lượng lớn các vitamin, bao gồm cả folate. 
  • Mắc một số bệnh lý gây thiếu như bệnh viêm ruột (Crohn), bất dung nạp gluten (Celiac), ung thư, lọc máu do các bệnh về thận
  • Sử dụng thuốc gây cản trở việc hấp thu như thuốc điều trị viêm đại tràng, thuốc cao huyết áp, thuốc đái tháo đường, một số loại kháng sinh,...
  • Do gen di truyền 
  • Sử dụng rượu bia quá mức ảnh hưởng đến quá trình hấp thu acid folic

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu acid folic:

  • Phụ nữ có thai có nguy cơ thiếu cao
  • Đang sử dụng một số loại thuốc
  • Chế độ ăn không đa dạng và phong phú đặc biệt là thiếu vitamin
  • Sử dụng rượu bia quá mức

Một số biến chứng có thể gặp khi thiếu acid folic 

  • Dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở tuỷ sống và não của thai nhi 
  • Thiếu máu do hồng cầu khổng lồ
  • Các thành phần máu khác như bạch cầu, tiểu cầu giảm
  • Nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao

Cách điều trị thiếu acid folic

Cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế những tác động xấu đối với sức khỏe:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc bổ sung vitamin B và khoáng chất phù hợp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho cân đối, đảm bảo cung cấp đầy đủ axit folic từ rau xanh, gan, hoa quả, và các nguồn thực phẩm khác.
  • Uống thuốc bổ sung axit folic định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt nếu mắc bệnh cần duy trì từ 1 đến 3 tháng.
  • Điều trị các bệnh tiềm ẩn như đau bao tử, loét dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng các chất độc hại như rượu, bia, và thuốc lá.

Biện pháp phòng ngừa thiếu acid folic

  • Thực hiện các biện pháp sau để duy trì một lối sống lành mạnh:
    • Tuân thủ chế độ ăn uống đều đặn, ăn vào các khoảng thời gian cố định.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và thuốc.
    • Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn để giữ gìn sức khỏe.
    • Đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Để đảm bảo cung cấp đủ acid folic cho cơ thể, bạn nên tập trung vào việc lấy folate tự nhiên từ các thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu acid folic mà bạn có thể tham khảo:
    • Rau xanh như rau chân vịt, rau bina, bông cải xanh, đậu bắp, củ cải, măng tây,…
    • Đậu như đậu hà lan, đậu xanh, đậu nành,…
    • Hoa quả như cam, bưởi, quýt, chuối, bơ, dưa gang,…
    • Thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì, ngũ cốc, các loại bánh quy,…
    • Gan và thận động vật như gan và thận bò, cua,…
    • Sữa và các sản phẩm từ sữa không chỉ chứa acid folic mà còn giàu protein và canxi.
    • Lòng đỏ trứng, chủ yếu acid folic tập trung ở đây

Acid folic là vitamin cần thiết cho hệ thần kinh và quá trình tạo máu. Vậy nên hãy xây dựng một chế độ ăn cân bằng và có lối sống lành mạnh để phòng ngừa thiếu acid folic.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết