Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn gây ra những biến chứng nguy hiểm - Ảnh: BookingCare

Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 15/04/2024 - Cập nhật lần cuối: 20/04/2024
Nhiều trường hợp thoát vị bẹn không biểu hiện rõ triệu chứng mà được phát hiện lúc đã xuất hiện các biến chứng. Vậy các biến chứng đó có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, thoát vị bẹn ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và giáo dục sức khỏe, khi xảy ra biến chứng của thoát vị bẹn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào hình thái lỗ thoát vị, tạng thoát vị, thời gian diễn biến của biến chứng,… 

Biến chứng thường gặp của thoát vị bẹn

Thoát vị nghẹt

  • Đây là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất của thoát vị bẹn. Tạng trong ổ bụng thoát vị rồi tắc nghẹt hoặc xoắn lại trong cổ túi thoát vị  vùng bẹn đau nhiều, sưng nóng, tấy đỏ và người bệnh xuất hiện buồn nôn, chướng bụng tăng dần, bí trung đại tiện và có thể sốt cao trong giai đoạn muộn.
  • Biến chứng thường xảy ra đột ngột, tạng thoát vị thường là ruột non. Các quai ruột và mạch máu bị bóp nghẹt trong cổ túi gây thiếu máu, tổn thương ruột Nếu không được phát hiện kịp thời, quai ruột sẽ hoại tử hoặc vỡ gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng nặng vùng thoát vị.
  • Đây là tình trạng cần can thiệp cấp cứu.

Thoát vị kẹt (thoát vị cầm tù)

  • Là tình trạng các tạng chứa đựng trong túi thoát vị không thể đẩy trả lại vào ổ phúc mạc thường do: dính mặt trong túi thoát vị với tạng, dính giữa cổ túi làm cho tạng không thoát ra được, tạng thoát vị phù nề biến dạng.
  • Người bệnh xuất hiện cảm giác đau tức vùng bẹn,  khối phồng vùng bẹn không đẩy lên được  có thể có rối loạn tiêu hóa,...
  • Thoát vị kẹt thường gây vướng víu và dễ bị chấn thương tạng thoát vị bên trong.

Chấn thương thoát vị

  • Thường gặp trong trường hợp khối thoát vị lớn và xuống thường xuyên
  • Chấn thương có thể bắt nguồn từ bên ngoài gây dập, vỡ các tạng bên trong túi thoát vị hoặc do đè đẩy các tạng từ bên trong.

Tắc ruột

  • Tắc ruột do thoát vị bẹn cũng là một tình trạng hay gặp trong cấp cứu bên cạnh các nguyên nhân khác như do dính sau mổ, u đường ruột, bã thức ăn…. Khi tiếp cận một bệnh nhân tắc ruột, không thể bỏ qua việc đánh giá có hay không tình trạng thoát vị bẹn.
  • Các triệu chứng của tắc ruột có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột khi tạng thoát vị bị nghẹt. Các triệu chứng tắc ruột như buồn nôn, nôn, rối loạn đại tiện có thể xuất hiện cùng khối thoát vị.

Ngoài ra, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ để lại các biến chứng về sinh sản đối với nam giới như: xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn,...

Mặc dù tỷ lệ vô sinh trên bệnh nhân thoát vị bẹn không cao nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, cần được đánh giá đầy đủ tìm nguyên nhân.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu cảnh báo như sau:

  • Có khối bất thường xuất hiện ở vùng bẹn
  • Đau tức vùng bẹn, bìu, tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc rặn khi đi vệ sinh.
  • Vùng bẹn bìu sưng, đỏ, đau.
  • Nôn, chướng bụng tăng dần, bí trung đại tiện

Sau khi được phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn, bạn nên khám lại nếu:

  • Xuất hiện lại khối phồng
  • Vết mổ sưng tấy, viêm nhiễm, chảy dich
  • Sốt cao
  • Rối loạn tiêu hóa

Thoát vị bẹn là bệnh lý không phải bệnh lý phổ biến mà ai cũng biết đến. Vậy nên nắm được các biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn cũng là một trong những cách để người bệnh tự phát hiện sớm biến chứng và đến cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời. Bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể tầm soát bệnh hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết