Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường - Tư vấn tâm lý miễn phí
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Tường
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Tường - Ảnh: BookingCare

Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường - Tư vấn tâm lý miễn phí

Tác giả: - Xuất bản: 30/09/2024 - Cập nhật lần cuối: 30/09/2024
Nếu bạn đang có băn khoăn, tâm sự cần được chuyên gia giải đáp, đừng ngần ngại chia sẻ với Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé!

Đến hẹn lại lên, chương trình Lắng nghe Teen kể số 12 sẽ quay trở lại vào cuối tuần này (05/10 - 06/10/2024) với sự đồng hành của Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường.

Chương trình được BookingCare tổ chức hoàn toàn miễn phí, các thành viên có thể thoải mái chia sẻ tâm sự, khó khăn của mình để được chuyên gia giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên hữu ích!

Thông tin chương trình Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần

Trong chương trình Lắng nghe Teen kể số 12 này, BookingCare rất vui mừng khi nhận được lời đồng ý tham gia của Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường. 

Thông tin chuyên gia:

Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường là một chuyên viên tâm lý trẻ, đầy tài năng với kinh nghiệm thực hành nhiều năm. Dưới đây là một số thông tin nổi bật về Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường:

  • Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý & Hỗ trợ pháp luật UEF (Đại học Kinh tế Tài chính)
  • Trưởng ngành Tâm lý học Khoa QHCC & TT
  • Giảng viên tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Hơn 10 năm kinh nghiệm trong hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và thanh thiếu niên
  • Thế mạnh chuyên môn: Chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý cho trẻ em và thanh thiếu niên. Ông có chuyên môn về Tâm lý học và Giáo dục, giảng dạy các môn học liên quan đến Kỹ năng sống và giá trị sống.

Thời gian diễn ra chương trình: 20h00 ngày 05 tháng 10 năm 2024 - 20h ngày 06 tháng 10 năm 2024.

Hình thức:

  • Chương trình sẽ diễn ra trong Group: Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần của BookingCare. 
  • Các thành viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ câu chuyện của mình bằng cách bình luận trực tiếp trong bài đăng tư vấn được Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường đăng vào 20h (thứ 7 - 05/10). Chuyên gia sẽ phản hồi trực tiếp dưới phần bình luận trong các khung giờ 10h - 11h và 15h - 16h (Chủ nhật - 06/10).  

Đặt câu hỏi cho Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Tường ngay hôm nay

Tránh trường hợp nhiều thành viên lỡ mất thời gian tham gia chương trình hoặc muốn gửi câu hỏi đến chuyên gia dưới dạng ẩn danh, BookingCare sẽ tiếp nhận câu hỏi trước khi hoạt động diễn ra. Bạn đọc có thể yên tâm đặt câu hỏi trước tại đây.

BookingCare sẽ tổng hợp lại câu hỏi và gửi đến Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Tường. Mọi thông tin về người đặt câu hỏi sẽ được bảo mật! Sau chương trình, các câu hỏi được chuyên gia giải đáp, BookingCare cũng sẽ gửi lại câu trả lời tới email của bạn đọc. 

Hy vọng BookingCare sẽ nhận được thật nhiều câu hỏi của bạn đọc để chương trình "Lắng nghe teen kể" được diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn! Đừng quên chia sẻ bài viết đến người thân, bạn bè để mọi người cùng được chuyên gia tư vấn nhé!

Câu hỏi đã được đặt
Linn
Nữ
, 25 tuổi
, Bình Định
Em mới kết hôn cách đây 2 tháng. Em ở cùng mẹ chồng ạ. Lúc nào bà cũng soi mói bắt bẻ những chuyện nhỏ nhặt. Em đã kìm nén rất nhiều, nhưng mới hôm qua em với bà cãi nhau. Chồng em cũng không bênh em, em đang rất sốc, rất bất ổn. Bác sĩ giúp em với
Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường
Cảm ơn em đã tin tưởng chia sẻ tình huống khó khăn này. Anh hiểu rằng việc mới kết hôn và sống chung với mẹ chồng có thể mang đến nhiều áp lực, đặc biệt khi mâu thuẫn gia đình nảy sinh. Em sốc và rất bất ổn vì Chồng em không bênh em, điều này cho thấy em coi trọng và cần sự hiện diện của chồng em rất nhiều. Để giúp em cảm thấy mạnh mẽ và sáng suốt hơn trong hoàn cảnh này, Anh nghĩ em có thể cân nhắc một số gợi ý sau: 1. Nhận diện và tôn trọng cảm xúc của bản thân: Việc em cảm thấy sốc và bất ổn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Mối quan hệ với mẹ chồng, đặc biệt khi có sự bất đồng, có thể làm nảy sinh nhiều cảm xúc phức tạp. Hãy cho phép bản thân cảm nhận những gì em đang trải qua mà không tự trách mình. Cảm xúc của em là quan trọng và cần được lắng nghe. 2. Giao tiếp với chồng một cách cởi mở: Việc chồng không đứng về phía em có thể khiến em cảm thấy bị cô lập. Tuy nhiên, em hãy thử nói chuyện với anh ấy khi cả hai bình tĩnh. Thay vì chỉ trích, em có thể bày tỏ cảm xúc của mình, ví dụ như: "Em cảm thấy rất tổn thương khi không nhận được sự ủng hộ từ anh. Em thực sự cần sự hỗ trợ của anh trong việc giải quyết vấn đề này." Điều này có thể giúp chồng em hiểu rõ hơn về cảm giác của em mà không tạo thêm căng thẳng. 3. Dành thời gian cho bản thân: Trong tình huống căng thẳng, việc dành thời gian cho bản thân để thư giãn và tái tạo năng lượng là cần thiết. Em có thể thử những hoạt động giúp giảm stress như tập yoga, thiền, hoặc dành thời gian với bạn bè và những người thân thiết để cảm thấy thoải mái hơn. 4. Tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ gia đình: Xây dựng mối quan hệ tốt với mẹ chồng là một quá trình. Nếu có thể, em hãy tìm cách tiếp cận bà từ góc độ thấu hiểu, mặc dù điều này có thể khó khi mâu thuẫn xảy ra. Hãy thử tìm hiểu những điều Mẹ chồng em quan tâm và từ đó xây dựng cuộc trò chuyện tích cực hơn. 5. Nhờ sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu cần: Nếu mâu thuẫn kéo dài hoặc cảm xúc của em ngày càng tệ đi, em có thể cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ từ một chuyên gia tư vấn gia đình. Họ có thể giúp em và gia đình em xây dựng cách giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. Em đang làm rất tốt khi chia sẻ và tìm cách giải quyết tình huống này một cách tỉnh táo. Mọi mối quan hệ gia đình đều cần thời gian và sự kiên nhẫn để vượt qua những thử thách ban đầu. Anh tin rằng với sự đồng hành và thấu hiểu từ người thân, em sẽ tìm ra được giải pháp phù hợp cho mình.
Meome
Nữ
, 20 tuổi
, Bình Phước
Em sinh năm 2k4 ạ. Em có quen một bạn ở trường và bọn em yêu nhau được 5 tháng. Bạn ý có vay em 20 triệu giờ em không liên lạc được. Em đang rất stress, em phải làm sao bây giờ ạ
Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường
Cảm ơn em đã chia sẻ câu chuyện với Anh. Anh hiểu rằng em đang cảm thấy rất căng thẳng và khó xử trong tình huống này. Việc mất liên lạc với người mà em tin tưởng và cho vay số tiền lớn có thể gây ra nhiều cảm xúc hỗn loạn. Anh nghĩ ở thời điểm hiện tại, em có thể cân nhắc một số gợi ý sau: 1. Bình tĩnh và giữ tinh thần tỉnh táo: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là em cần giữ bình tĩnh. Khi em cảm thấy quá căng thẳng, hãy dành thời gian thư giãn để có thể suy nghĩ rõ ràng hơn về những bước tiếp theo. 2. Liên lạc lại với bạn em: Em có thể thử nhiều cách để liên lạc với bạn ấy. Có thể là qua các mạng xã hội, email, hoặc thông qua những người bạn chung mà em và bạn ấy có. Tuy nhiên, em nên cẩn thận trong cách tiếp cận để tránh gây căng thẳng thêm cho bản thân. 3. Cân nhắc về pháp lý: Nếu sau khi cố gắng liên lạc mà em vẫn không nhận được phản hồi từ bạn ấy, em có thể nghĩ đến việc nhờ sự giúp đỡ pháp lý. Một chuyên gia pháp lý có thể giúp em tìm cách giải quyết, đặc biệt khi có bằng chứng về số tiền cho vay. 4. Giải tỏa cảm xúc: Trong thời gian này, em hãy thử tìm cách để giải tỏa căng thẳng, có thể là chia sẻ với người thân, bạn bè, hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý. Chia sẻ cảm xúc sẽ giúp em cảm thấy nhẹ lòng hơn. 5. Suy nghĩ đến bài học và sự trưởng thành: Dù tình huống hiện tại rất khó khăn, Anh tin rằng đây cũng là một cơ hội để em học được cách tự bảo vệ bản thân trong các mối quan hệ và về tài chính. Đây thực sự là một bài học quý giá để giúp em trở nên mạnh mẽ và sáng suốt hơn trong tương lai. Anh hiểu rằng để làm những điều này không dễ dàng, nhưng em cũng nên nhìn thấy em không phải đối mặt với vấn đề này một mình. Tự chăm sóc bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc chuyên gia khi cần thiết em nhé.
Nguyễn thanh hiền lương
Nữ
, 19 tuổi
, Hà Nội
Tối qua em bị công kích trên mạng xã hội, giờ em đang vô cùng hoảng loạn. Xin chuyên gia giúp em, cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn chuyên gia nhiều ạ!
Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Văn Tường
Cám ơn bạn đã dũng cảm lên tiếng và chia sẻ trạng thái hiện tại của bản thân. Nếu bạn đang không cảm thấy an toàn với môi trường mạng do bị công kích, hãy tạm thời tìm cho mình một không gian mà bản thân cảm thấy có thể an tâm nhất (hoặc nơi bạn cảm thấy tránh bị cảm thấy công kích nhất) để giảm bớt căng thẳng cộng dồn. Nếu có người bạn tin tưởng bên cạnh, sẽ càng tốt hơn nếu bạn có thể chia sẻ câu chuyện, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ các chuyên gia tư vấn tâm lý chuyên nghiệp để có thể được giúp đỡ bạn nhé.
Xem thêm