Chấn thương sọ não gây ra nhiều thương tổn và hạn chế cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Thực hiện các phương pháp phục hồi chức nằng sau chấn thương có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của người bệnh.
Chấn thương sọ não (TBI) là một tình trạng tổn thương não do lực tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao,... có thể gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đến chức năng của não.
Triệu chứng của chấn thương sọ não có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương, bao gồm: đau đầu, chóng mặt, mất ý thức, co giật, rối loạn cảm giác, liệt,...
Để điều trị chấn thương sọ não cần phải kết hợp giữa điều trị ngoại khoa, nội khoa và phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng giúp người bệnh cải thiện các chức năng thần kinh bị tổn thương, chẳng hạn như khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ, khả năng, nuốt,...
Nguyên tắc phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não
Nguyên tắc đầu tiên, cũng là quan trọng nhất khi thực hiện phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não là cần phải can thiệp càng sớm càng tốt, ngay cả khi bệnh nhân vẫn đang được hồi sức tích cực để hạn chế tối đa thương tật thứ cấp có thể xảy ra do bất động lâu trên giường.
Ngoài ra, cần đảm bảo các chương trình phục hồi chức năng được thực hiện toàn diện, đủ các chức năng vận động lẫn liệu pháp thức, hành vi, ngôn ngữ, cảm giác, giác quan.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia phục hồi chức năng với bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân là rất quan trọng để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Giai đoạn cấp được đề cập đến ở đây là bệnh nhân bị chấn thương sọ não đã được hồi sức tích cực, tình trạng huyết động, áp lực nội sọ và các dấu hiệu sinh tồn khác đều ổn định.
Phục hồi chức năng trong giai đoạn này sẽ giúp hạn chế các thương tật thứ cấp và cải thiện các chức năng vận động và nhận thức nhanh hơn.
Phương pháp phục hồi chức năng ở giai đoạn này gồm:
Cần tập trung và tăng cường các biện pháp phục hồi chức năng trong giai đoạn này của người bệnh bằng cách thực hiện các phương pháp sau:
Trong giai đoạn này, mục tiêu phục hồi chức năng là cần giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập chức năng tối đa để có thể tái hóa nhập cộng đồng một cách nhanh chóng nhất.
Các khía cạnh cần tập trung phục hồi chức năng ở giai đoạn này bao gồm:
Nếu việc phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não diễn ra đúng quy trình theo từng giai đoạn, tuân theo sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia y tế thì quá trình hồi phục của bệnh nhân sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.