Ở những người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp độ 2 đã bắt đầu xuất hiện tổn thương và các dấu hiệu bất thường tại các hệ cơ quan do tăng huyết áp gây ra. Cần có biện pháp phát hiện và điều trị kịp thời tăng huyết áp độ 2, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Tăng huyết áp độ 2 là gì?
Để xác định chính xác tình trạng tăng huyết áp của người bệnh, từ đó có phướng án điều trị phù hợp và hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào phân độ tăng huyết áp. Phân độ tăng huyết áp được xác định bởi trị số đo huyết áp của người bệnh (bằng nhiều cách thức khác nhau). Trị số này được thể hiện qua hai giá trị là chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.
Kết quả đo cho chỉ số huyết áp tâm thu trong khoảng 160-179 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương trong khoảng 100 - 109 mmHg thì sẽ được xác định là tăng huyết áp độ 2.
Sẽ rất khó để người bệnh phát hiện mình bị tăng huyết áp độ 2 qua các triệu chứng bởi chúng không có biểu hiện điển hình. Cách duy nhất để xác định là cần thực hiện các bước chẩn đoán tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp siêu âm có thể phát hiện các biểu hiện tổn thương do tăng huyết áp độ 2 như: Hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành, xơ vữa động mạch, phì đại tâm thất trái...
Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tăng huyết áp độ 2 được đánh giá là mức độ tăng huyết trung bình, nặng hơn so với tăng huyết áp độ 1.
Dựa theo bảng phân tầng nguy cơ Tim mạch của bộ Y tế, tăng huyết áp độ 2 được phân loại vào nhóm yếu tố nguy cơ trung bình, cao hoặc rất cao có thể xáy ra các biến chứng Tim mạch.
(Bảng phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân Tăng huyết áp - Nguồn: vncdc.gov.vn)
|
Huyết áp (mmHg) |
|
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Yếu tố nguy cơ khác và bệnh sử của bệnh |
HATT 140 – 159 hoặc HATTr 90 – 99 |
HATT 160 – 179 hoặc HATTr 100 – 109 |
HATT ≥ 180 hoặc HATTr ≥ 110 |
Không yếu tố nguy cơ khác |
Nguy cơ thấp |
Nguy cơ trung bình |
Nguy cơ cao |
1 – 2 yếu tố nguy cơ |
Nguy cơ trung bình |
Nguy cơ trung bình |
Nguy cơ rất cao |
≥ 3 yếu tố nguy cơ hoặc tổn thương cơ quan đích hoặc đái tháo đường |
Nguy cơ cao |
Nguy cơ cao |
Nguy cơ rất cao
|
Bệnh lý khác kèm theo |
Nguy cơ rất cao |
Nguy cơ rất cao |
Nguy cơ rất cao |
Cách kiểm soát tăng huyết áp độ 2
Đối với trường hợp người bệnh mắc tăng huyết áp phân độ 2, điều trị bắt buộc phải sử dụng thuốc. Thông thường, sẽ cần phải sử dụng hai hoặc nhiều hơn trong số các loại thuốc sau đây:
- Thuốc lợi tiểu như thiazid (hypothiazid), furosemide, aldosterone,...
- Thuốc chẹn kênh Canxi như amlodipin, nicardipin, nimodipine…
- Thuốc ức chế men chuyển ACE như: enalapril, perindopril, captopril, lisinopril, trandolapril...
- Thuốc chẹn beta như Atenolol (Tenormin), Betaxolol, Bisoprolol fumarate (Zebeta),...
- Một số nhóm thuốc khác như thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc chẹn alpha-beta, thuốc ức chế renin,..
Ngoài ra, người bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp tích cực thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để đạt được hiệu quả tốt nhất:
Biện pháp thay đổi lối sống:
- Giảm ăn mặn (khẩu phần muối mỗi ngày cần < 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày)
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Giảm cân nếu thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI nên duy trì từ 8,5 đến 22,9 kg/m2 , duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ
- Duy trì hoạt động thể lực đều đặn, khoảng 30-60 phút mỗi ngày
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ:
- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột