Vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Các mảnh vụn thức ăn không được làm sạch còn sót lại trong khoang miệng giữa răng, trên nướu và lưỡi, lâu ngày sẽ gây ra chứng hôi miệng. Các mảnh vụn được gọi là mảng bám và tích tụ khi các mảnh thức ăn và vi khuẩn bám trên răng, từ đó gây ra mùi hôi.
Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên chứng hôi miệng ở trẻ, vì thế có thể dù đã được vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở của bé vẫn có mùi. Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng phổ biến:
Mất nước là cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Khi bé không uống đủ nước, lượng nước bọt trong miệng sẽ giảm đi. Việc này dẫn đến giảm khả năng tự nhiên của nước bọt trong việc làm sạch môi trường miệng. Kết quả là sự gia tăng vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số thực phẩm yêu thích là nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi. Một số loại thực phẩm gây mùi thường thấy như hành tỏi, phô mai,... Để tránh việc các thực phẩm này tạo mùi, ba mẹ tốt nhất nên cho con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng sau ăn.
Nếu con bạn bị sâu răng hay có mão răng hoặc miếng trám răng bị lỏng hoặc vỡ, điều này cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng. Thức ăn dễ mắc lại ở vùng răng bị tổn thương, khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Áp xe răng cũng có thể dẫn đến hôi miệng nặng ở trẻ em vì đó là một bệnh nhiễm trùng, cũng như vết loét miệng.
Thở liên tục bằng miệng có thể bị khô miệng và dẫn đến sản xuất nước bọt kém. Nếu con bạn thở bằng miệng do nghẹt mũi, chứng hôi miệng sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và biến mất sau khi tình trạng nghẹt mũi đã hết.
Thở bằng miệng ở trẻ em cũng có thể là thói quen không chỉ dẫn đến hôi miệng mà còn tạo ra các vấn đề về chỉnh nha cần phải khắc phục. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu được phát hiện sớm, vì vậy nếu nghi ngờ tình trạng hôi miệng của con mình là do thở miệng mãn tính, hãy đi khám tại các phòng khám nha khoa uy tín.
Trẻ nhỏ thường hiếu động và đã có không ít trường hợp trẻ vô tình để lọt các dị vật như thức ăn, đồ chơi vào mũi. Khi có vật gì đó mắc kẹt trong mũi, nó sẽ gây tiết dịch mũi, viêm và có mùi hôi có thể bị nhầm lẫn với chứng hôi miệng. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc dị vật gì đó trong mũi, mũi có mùi hôi thối, thấy chất nhầy màu xanh đậm hoặc trẻ bị sốt, hãy đưa trẻ đi khám.
Một số nguyên nhân khác gây hôi miệng có thể liên quan đến sức khỏe thể chất của con bạn:
Sự thành công của việc điều trị chứng hôi miệng sẽ phụ thuộc vào việc xác định nguyên nhân cơ bản gây ra chứng hôi miệng ở trẻ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp ba mẹ có thể áp dụng những lời khuyên dưới đây để loại bỏ mùi hôi miệng cho con:
Nếu tình trạng hôi miệng của con bạn kèm theo đau răng, hãy hẹn gặp nha sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của sâu răng. Nếu bé cũng bị sốt thì có thể bé đang bị nhiễm trùng, vì vậy hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc nha khoa càng sớm càng tốt.
Đối với những trường hợp hôi miệng nhẹ ở trẻ thì đó không phải là trường hợp khẩn cấp. Hãy thử những lời khuyên của chúng tôi về cách loại bỏ chứng hôi miệng ở trẻ và theo dõi chặt chẽ tình hình để xem liệu nó có cải thiện hay không. Nếu chứng hôi miệng của con bạn dai dẳng và không có biện pháp điều trị hôi miệng nào có hiệu quả, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ.
Trong bài viết trên, BookingCare đã tổng hợp các nguyên nhân và hướng điều trị chứng hôi miệng ở trẻ em. Mong rằng bài viết sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con em.