Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy: Điều trị ra sao? Có phục hồi được không?

Người kiểm duyệt: - Cố vấn y khoa: - Xuất bản: 26/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/04/2025
Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa - Ảnh: BookingCare
Viêm tủy răng ở trẻ là một vấn đề nghiêm trọng cần được chú ý và giải quyết kịp thời để tránh tình trạng tổn thương lâu dài đối với răng và sức khỏe tổng thể của trẻ. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân, hướng xử lý và cách phòng ngừa sâu răng ăn vào tủy.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ thường chủ quan, cho rằng sâu răng sữa không quá nghiêm trọng, không xử lý kịp thời để tình trạng viêm lan rộng dẫn đến răng sâu ăn vào tủy. Vì thế, ba mẹ cần nhận biết và cho bé điều trị sớm, tránh tình trạng viêm trở nặng, gây chết tủy rất khó điều trị và gây đau nhức, mệt mỏi cho con.

Các giai đoạn và dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tủy răng

Với mỗi giai đoạn viêm mà bệnh có các biểu hiện khác nhau. Thông thường, viêm tủy răng ở trẻ được chia thành 4 cấp độ từ giai đoạn chớm phát đến trở nặng với các dấu hiệu như sau:

  • Cấp độ 1 - Sâu ở men răng: Các đốm trắng xuất hiện trên răng sau đó chuyển thành đốm đen do men răng bị acid bào mòn. Ở giai đoạn này trẻ không có cảm răng đau.
  • Cấp độ 2 - Sâu ở ngà răng: Trẻ bắt đầu có cảm giác đau buốt khi ăn do sâu đã ăn vào lớp ngà.
  • Cấp độ 3 - Viêm tủy cấp tính: Răng bị ăn sâu thành các lỗ tới tủy răng. Lúc này, trẻ đau nhiều và nhạy cảm hơn.
  • Cấp độ 4 - Chết tủy: Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm kéo dài sẽ dẫn đến chết tủy. Khi răng bị chết tủy, tủy răng bị thối và nhiễm trùng đi vào xương nặng, gây viêm xương hàm rất khó điều trị và để lại nhiều di chứng về sau.
Các giai đoạn sâu răng
Các giai đoạn sâu răng - Ảnh: tudienbenhhoc.com

Nguyên nhân trẻ bị sâu răng ăn vào tủy

Lý giải vì sao trẻ gặp tình trạng sâu ăn vào tủy răng, có 2 nguyên nhân chính như sau:

  • Răng sâu không được điều trị đúng lúc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm tủy răng ở trẻ. Nhiều trường hợp trẻ sâu răng, nhưng phụ huynh chủ quan và không đưa con em mình đến nha sĩ để điều trị kịp thời. Kết quả, tình trạng sâu răng ngày càng tiến triển và lan rộng, xâm nhập vào tuỷ răng và lan qua hệ thống ống ngà. Điều này dẫn đến bệnh nha chu và việc điều trị trở nên phức tạp, tốn kém hơn.
  • Răng bị tổn thương: Trẻ em thường rất năng động, dẫn đến khả năng răng sữa bị chấn thương, rạn nứt hoặc chảy máu cao. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị viêm tuỷ răng.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ

Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm tủy răng ở trẻ:

  • Trình trạng viêm tủy răng có thể phục hồi
    • Răng có những tổn thương nhẹ trên mô cứng và bề mặt răng có các lỗ sâu nhỏ trên lớp ngà mềm.
    • Răng không thay đổi màu sắc bất thường.
    • Gõ nhẹ vào răng không gây cảm giác đau nhiều.
    • Khi răng tiếp xúc với kích thích từ bên ngoài, trẻ chỉ cảm thấy đau nhẹ
  • Tình trạng viêm tủy răng không thể phục hồi
    • Mô cứng của răng bị tổn thương nghiêm trọng.
    • Răng không bị đổi màu sắc bất thường.
    • Gậy dọc vào răng gây ra cảm giác đau nặng.
    • Răng đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, bất kể có kích thích từ bên ngoài hay không

Tùy vào tình trạng viêm tủy răng sữa mà các nha sĩ sẽ có hướng điều trị riêng cho trẻ:

  • Cách chữa viêm tủy răng có thể phục hồi:
    • Bước 1: Sau khi tiến hành thăm khám, chụp chiếu và chẩn đoán, các bác sĩ bắt đầu tiến hành sửa soạn ống tủy bằng hệ thống trâm quay, sau đó bơm rửa và làm sạch buồng tủy và ống tủy
    • Bước 2: Sau bước làm sạch, nha sĩ sẽ lấp đầy khoảng trống ống tủy bằng vật liệu tương thích sinh học và bịt kín để ngăn ngừa tái nhiễm trùng
    • Bước 3: Chụp X-quang thêm 1 lần nữa để bác sĩ xác định chắc chắn rằng ống tủy đã được trám bít đúng tiêu chuẩn
  • Cách chữa viêm tủy răng có thể phục hồi:
    • Bước 1: Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để đảm bảo sự thoải mái của trẻ trong suốt quá trình
    • Bước 2: Loại bỏ hoàn toàn phần tủy buồng và tủy chân
    • Bước 3: Tạo hình và thay thế cho hệ thống ống tủy rồi làm sạch
    • Bước 4: Kiểm tra bằng cách chụp X quang để đảm bảo việc loại bỏ tủy đã hoàn thành.

    • Bước 5: Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi thân răng

Ngoài ra, sau các thao tác điều trị viêm tủy răng trên, nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng cho trẻ tại nhà và yêu cầu ba mẹ theo dõi cơn đau hay các vấn đề bất thường của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những cơn đau kéo dài, bỏ ăn, ba mẹ cần đưa trẻ đi tái khám.

Chăm sóc cho trẻ sau điều trị viêm tủy răng

Sau khi điều trị tủy, điều quan trọng là phải tuân thủ chế độ chăm sóc sau điều trị theo yêu cầu của bác sĩ:

  • Thuốc: Nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau nếu cần thiết. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng: Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Khuyến khích con thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh.
  • Thăm khám nha khoa: Lên lịch khám răng định kỳ để theo dõi sự tiến triển của răng được điều trị và đảm bảo sức khỏe lâu dài của răng.

Cách phòng ngừa tình trạng sâu răng ăn vào tủy

Phòng ngừa trẻ bị sâu răng nói chung và sâu răng ăn vào tủy là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe răng miệng của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách phòng ngừa hiệu quả được các nha sĩ khuyến cáo dưới đây để chăm sóc cho bé:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Hãy dạy trẻ cách chải răng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày sau khi ăn.
  • Hạn chế thức ăn có đường: Giới hạn tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Điều trị kịp thời: Nếu phát hiện triệu chứng sâu răng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa ngay lập tức để điều trị kịp thời và tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiểm tra định kỳ: Hãy đưa trẻ đến kiểm tra nha khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và phát hiện sâu răng càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng Fluoride: Hỏi nha sĩ về cách sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa fluoride để tăng cường sức kháng của răng.

Sâu răng sữa tuy thường gặp nhưng ba mẹ không nên quá chủ quan vì có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Hy vọng, qua bài viết này, BookingCare đã giải đáp phần nào thắc mắc về bệnh viêm tủy răng ở trẻ và cung cấp thêm thông tin tham khảo giúp ba mẹ chăm sóc răng miệng cho bé.