Trẻ sơ sinh bị mụn có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 15/10/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Trẻ sơ sinh mọc mụn đầu trắng, mụn li ti, mụn nước hay mụn đỏ không hiếm gặp. Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ sơ sinh mọc mụn để biết cách chăm sóc cho trẻ cũng như kịp thời đưa con đi khám khi cần thiết.

Mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh lý - Ảnh: Pixabay

Các loại mụn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Cha mẹ nên hết sức cảnh giác và theo dõi tình hình để kịp thời đưa con đi khám với bác sĩ Da liễu khi cần thiết.

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp

Một số dạng mụn ở trẻ sơ sinh là mụn lành tính, tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cha mẹ cần hết sức cảnh giác khi trẻ mọc mụn.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa hay còn gọi là mụn trứng cá sơ sinh, nang kê là loại mụn khá thường gặp ở bé khi mới chào đời. Mụn sữa có thể xuất hiện và kéo dài trong vài tuần tới vài tháng đầu đời, nhưng cũng có thể kéo dài đến khoảng 2 tuổi ở mộ số trẻ.

Mụn sữa xuất hiện trên mặt hoặc cơ thể trẻ. Dấu hiệu nhận biết mụn sữa là những nốt mụn nhỏ li ti, không có nhân mụn hở hay đầu đen. Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng hoặc đỏ trên mặt, có thể là mụn sữa.

Mụn sữa có thể tự biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc cho trẻ bị nổi mụn hoặc trong trường hợp:

  • Mụn trở thành mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm
  • Mụn sưng tấy, đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Mụn trứng cá sơ sinh
Hình ảnh mụn trứng cá sơ sinh (mụn sữa) ở trẻ sơ sinh - Ảnh: sina.com 

Nổi mề đay ở trẻ

Trẻ có thể bị nổi mề đay từ rất sớm. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những vết phát ban và mụn nhỏ như muỗi đốt, gây ngứa ngáy.

Trẻ bị nổi mề đay rất dễ nhận biết nhưng lại khó tìm ra nguyên nhân chính xác. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em. Vì vậy cha mẹ nên hết sức lưu ý.

Khi nghi ngờ trẻ mắc mề đay, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ ngưng sử dụng thực phẩm, thuốc có khả năng gây dị ứng
  • Không để trẻ gãi, chà sát mạnh lên da
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Hạn chế trẻ vận động, ra mồ hôi nhiều
  • Cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, mát, rộng rãi, không cọ sát nhiều vào da

Viêm da thể tạng

Viêm da thể tạng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi. Viêm da thể tạng (còn gọi là chàm thể tạng) là bệnh về da mãn tính thường gặp ở trẻ em.

Triệu chứng của viêm da thể tạng có thể thay đổi tùy theo cá thể và độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ sơ sinh, viêm da thể tạng có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như xuất hiện các mảng sần đỏ, sau đó hình thành các nốt mụn li ti như bóng nước gây ngứa ngáy, khô da. Sau khi rỉ nước, mụn sẽ kết thành vảy.

Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe tổng thể nhưng viêm da thể tạng có thể gây ra nhiều tổn thương về da, đồng thời khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và có thể để lại hậu quả ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Thời tiết nóng bức, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc do được mặc quần áo quá ấm khiến trẻ nhỏ tiết nhiều mồ hôi, trong khi các tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện khiến mồ hôi bị ứ đọng lại gây ra những vết sẩn đỏ trên da.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra rôm sảy ở trẻ như: trẻ bị sốt cao, trẻ sơ sinh trong lồng kính, trẻ vận động quá nhiều hoặc tuyến mồ hôi bị bít tắc do vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn.

Rôm sảy có biểu hiện là những nốt sẩn, to như những nốt mụn màu đỏ, có thể có chút nước. Rôm sảy gây ra tình trạng ngứa rát, khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc không ngừng, trẻ gãi nhiều có thể gây ra trầy xước, lở loét, viêm nhiễm.

Rôm sảy
Rôm sảy gây ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, quấy khóc - Ảnh: Vimec  

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh bị mụn

Nếu như mụn ở trẻ sơ sinh chỉ là mụn sữa thì không đáng lo ngại. Mụn có thể tự hết sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị, cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn đầu đen, mụn sưng viêm, mụn đỏ gây ngứa ngáy hoặc mụn nước li ti, cha mẹ nên hết sức cẩn thận. Trường hợp đó, mụn là biểu hiện của các bênh lý như rôm sảy, mề đay, chốc lở, viêm da,...

Cha mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc đúng cách cho con. Nếu tình trạng mụn bất thường ở trẻ sơ sinh không cải thiện, cha mẹ cần sớm cho con thăm khám với các bác sĩ Da liễu để bệnh sớm được điều trị.

Đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho con sử dụng không qua tham khảo và chỉ định của bác sĩ.

Khám với các bác sĩ Da liễu

Khi đưa con đi khám, cha mẹ nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, có nhiều bác sĩ Da liễu hoặc bác sĩ Nhi giỏi. Cha mẹ nên lựa chọn các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thăm khám cho trẻ vì nhiều bé còn nhỏ, không hợp tác có thể khiến quá trình thăm khám khó khăn hơn.

Xem thêm bài viết:

Khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video

Nếu như tình trạng mụn ở trẻ không quá nghiêm trọng, cha mẹ chưa muốn đi bé đi khám trực tiếp vì trẻ còn quá nhỏ hoặc cha mẹ chưa sắp xếp được thời gian và công việc đưa con đi khám thì nên lựa chọn hình thức thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video.

Bác sĩ có thể tư vấn về tình trạng của trẻ cũng như hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách.

Khám da liễu từ xa
Cha mẹ có thể cho bé khám với bác sĩ Da liễu từ xa - Ảnh: BookingCare 

Chăm sóc trẻ bị mụn đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá hoặc một số loại mụn khác, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc đúng cách để giảm bớt tình trạng mụn cũng như tránh để mụn lan sang các vùng da khác.

  • Không dùng thuốc trị mụn mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Không gãi, cọ sát mạnh lên vùng da bị mụn
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kem bôi, lotion dưỡng da cũng như thoa nước bọt hay nước muối sinh lý lên vùng mụn của trẻ
  • Rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà bông dịu nhẹ, không gây kích ứng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Sau đó, dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng
  • Thăm khám với bác sĩ Da liễu nếu như tình trạng mụn không cải thiện hoặc có xu hướng tiến triển nặng hơn

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe cho con.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu giỏi qua Video để việc thăm khám cho các bé được thuận tiện và hiệu quả hơn.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/canh-giac-voi-mun-bat-thuong-o-tre-so-sinh/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/