Bệnh mề đay hay mày đay thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nổi mề đay liên tục gây ảnh hưởng nhiều đến tới tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo thống kê khoảng 15 – 20% dân số đã từng bị mày đay 1-2 lần trong đời.
Cùng Bookingcare tìm hiểu thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh mề đay ngay trong bài viết dưới đây.
Bệnh mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Đây là một dạng bệnh dị ứng phổ biến, tuy không lây nhiễm nhưng rất dễ tái phát.
Bệnh mề đay có 2 dạng chính:
Mề đay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.
Bệnh mề đay xảy ra với bất cứ người nào, nhưng thường gặp từ trẻ sơ sinh tới 9 tuổi và phụ nữ độ tuổi 30-40, hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.
Không cần đi đâu xa, BookingCare đồng hành ngay bên bạn với Dịch vụ Khám sức khỏe Online từ xa:
Yên tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhanh chóng, tiện lợi với BookingCare! Tham khảo ngay danh sách bác sĩ khám online bệnh lý Da liễu!
Căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mề đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số căn nguyên thường gặp:
Do thức ăn
Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mề đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai,...
Do thuốc
Trong nhiều trường hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mề đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mề đay.
Thường gặp nhất là nhóm bêta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các loại vắcxin, huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây mề đay.
Ngoài ra, các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason, các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…cũng gây mề đay.
Mề đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.
Do nọc độc
Mề đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.
Do tác nhân đường hô hấp
Mề đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, men mốc.
Do nhiễm trùng
Mề đay có thể gây nên do nhiễm virút như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu- sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.
Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học
Mề đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng….Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mề đay.
Mề đay vô căn
Đây là dạng mề đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Mề đay được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, các dấu hiệu, triệu chứng mà bác sĩ quan sát được. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân bệnh như:
Điều trị mề đay phụ thuộc vào loại mề đay, mức độ trầm trọng và thời gian
kéo dài của bệnh.
Các trường hợp nhẹ: Sử dụng thuốc kháng histamin H1
Các trường hợp nặng: phối hợp kháng histamin H1 với corticoid
Bạn đọc lưu ý, mày đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lí bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Để phòng ngừa, hạn chế nổi mề đay, bệnh nhân nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:
Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh mề đay. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.