Triệu chứng và cách xử trí khi mắc dị vật thực quản
Khi mắc dị vật thực quản, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nếu đến muộn, dị vật có thể xuống ruột. Khi đó không thể tiến hành lấy dị vật, dị vật có thể đi qua ruột non và ruột già, đâm thủng ruột.

Dị vật thực quản là một bệnh rất thường gặp trong quá trình ăn uống, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao. Thường gặp nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn...).
Khi bị mắc dị vật thực quản, người bệnh nên đi khám hoặc tư vấn bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn xử trí đúng cách.
Nguyên nhân mắc dị vật thực quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắc dị vật thực quản, tuy nhiên bệnh chủ yếu xuất hiện do những yếu tố như:
- Do sử dụng và chế biến xương không hợp lý, chặt quá nhỏ, vằm quá lớn, món ăn dễ hóc (xương nấu với miến)
- Ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn
- Ngậm các dị vật nhỏ vô tình nuốt
- Răng kém, hoặc không có răng ví dụ người già và các cháu bé
- Hẹp thực quản hay hẹp mắc phải ở thực quản như: khối u, sẹo hẹp, túi thừa, co thắt…
Triệu chứng, dấu hiệu khi mắc dị vật thực quản
Triệu chứng khi mắc dị vật thực quản sẽ được phân chia theo giai đoạn. Cụ thể như sau:
1. Triệu chứng ở giai đoạn đầu
- Thấy nuốt đau, không ăn được gì phải bỏ dở bữa ăn
- Một số trường hợp khi hóc dị vật người bệnh có động tác như cố khạc, thò tay vào móc họng, cố gắng ăn thêm hy vọng tống dị vật xuống
- Sau đó không nuốt cũng đau
- Đau ngày càng tăng
- Nếu dị vật ở thực quản sẽ đau ở sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai...
Khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được soi thực quản lấy dị vật và sơ cứu kịp thời.
2. Triệu chứng ở giai đoạn viêm nhiễm
- Dị vật cắm vào thành thực quản làm xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản, nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng mạnh.
- Sau 1-2 ngày các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần, đến nỗi bệnh nhân không nuốt được, kể cả nước.
- Thường là niêm mạc thực quản, xung quanh thực quản bị viêm thì triệu chứng nặng dần và gây những biến chứng nguy hiểm.
3. Triệu chứng ở giai đoạn biến chứng
- Viêm tấy quanh thực quản cổ: Dị vật chọc thủng thực quản cổ gây viêm nhiễm khiến bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được gì, hơi thở hôi, ấn vào vùng cổ đau.
- Viêm trung thất: Do dị vật chọc thủng ngay thành thực quản đoạn ngực gây viêm trung thất, bệnh nhân sốt cao, có khi không sốt mà nhiệt độ tụt xuống thấp hơn bình thường, đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ và ngực.
- Viêm màng phổi mủ: Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm mủ màng phổi. Bệnh nhân sốt cao, đau ngực khó thở.
- Thủng mạch máu lớn: Do dị vật nhọn sắc, đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào mạch máu lớn hoặc quá trình viêm hoại tử lan đến mạch máu lớn. Dấu hiệu báo trước là khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi hoặc đột nhiên chảy máu khủng khiếp, bệnh nhân ộc máu ra.
Cách xử trí và sơ cứu khi mắc dị vật thực quản
Người bệnh nên đi khám và lấy dị vật càng sớm càng tốt trước khi biến chứng có thể xảy ra. Nếu đến muộn, dị vật có thể xuống ruột. Khi đó không thể tiến hành lấy dị vật, dị vật có thể đi qua ruột non và ruột già, trong chặng đường đi có thể đâm xuyên thủng ruột dẫn đến phải phẫu thuật ổ bụng để lấy dị vật ra.
- Giai đoạn đầu: Khi bệnh nhân mới hóc, sau khi soi gắp dị vật cho bệnh nhân
- Giai đoạn viêm nhiễm: Soi gắp dị vật, điều trị kháng sinh, giảm viêm, bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng... (dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Tai Mũi Họng)
- Giai đoạn biến chứng: Tùy biến chứng mà điều trị thích hợp: Nếu áp xe quanh thực quản: Mở cạnh cổ dẫn lưu mủ, gắp dị vật, ăn qua sonde cao su, kháng sinh, giảm viêm, trợ tim mạch, thăng bằng kiềm toan, nâng cao thể trạng... Cần hồi sức tốt, ăn qua sonde dạ dày...
Phòng tránh như thế nào
Để phòng ngừa dị vật thực quản, mọi người không nên ăn uống vội vàng. Không nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, không nên uống rượu say nhắm đồ ăn có lẫn xương.
Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi bị hóc không nên chữa mẹo. Khi phát hiện dị vật, cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để được soi gắp kịp thời, tránh các biến chứng.
Khám và điều trị dị vật thực quản ở đâu tốt?
Là một tình trạng cấp cứu thường gặp và có mức độ nguy hiểm cao ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, do vậy khi mắc dị vật trong thực quản, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện An Việt
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Thu Cúc
- Chuyên khoa Tai mũi họng - Phòng khám Vietlife…
Tại TP.HCM
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
- Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Exson...
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh nên đi khám và xử trí sớm trước khi có những biến chứng nghiêm trọng.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
6 bác sĩ Tai mũi họng Nhi giỏi tại Hà Nội
Top 7 địa chỉ khám chữa viêm Amidan tốt và uy tín tại TP.HCM
6 địa chỉ khám và điều trị ù tai uy tín tại Hà Nội (Phần 2)
6 bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng tốt ở gần Thanh Xuân
Top 8 bệnh viện, phòng khám Tai mũi họng nhi Hà Nội uy tín
Top 7 Bác sĩ khám Tai Mũi Họng giỏi, mát tay Hà Nội (phần 2)
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi