Triệu chứng viêm amidan và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 01/09/2022

Triệu chứng điển hình khi bị viêm amidan gồm amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa. Đôi khi thấy 2 amiđan sưng đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan.

Viêm amidan là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em
Viêm amidan là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em

Viêm amidan không phải là bệnh xa lạ, bệnh xuất hiện khá phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan, chưa hiểu về bệnh này dẫn đến không điều trị dứt điểm, tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần. 

Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những triệu chứng và cách điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng thường gặp này. 

Viêm Amidan là gì?

Viêm amidan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái, thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5 - 15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Nhiều người coi coi amiđan là "cửa vào" của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não...

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amiđan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo). 

Triệu chứng viêm amidan 

Viêm amidan cấp tính

  • Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39 độ C
  • Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và sẫm màu, đại tiện thường táo.
  • Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
  • Kèm theo viêm V.A, thường có viêm mũi hoặc ở trẻ em có amiđan to nên hay gặp thở khò khè, ngủ ngáy to, nói giọng mũi.
  • Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn  nhẹ.
  • Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.
  • Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa. Đôi khi thấy 2 amiđan sưng đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan.

Viêm amidan mạn tính

  • Triệu chứng nghèo nàn. Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amiđan cấp tính.
  • Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.
  • Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên
  • Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy.

Nguyên tắc điều trị

  • Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
  • Viêm amiđan mạn tính, vấn đề điều trị chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt amiđan.

Và khi chúng ta thấy có những triệu chứng trên thì hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên Tai Mũi Họng để được khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là chia sẻ của BookingCare về một số địa chỉ khám và điều trị viêm amidan.

Khám và điều trị viêm amidan ở đâu?

1. Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện An Việt hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp,…

  • Phó Giáo sư.Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng nhi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tai - Mũi - Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy cắt nạo xoang XPS, Máy đo thính lực, Máy gây mê PM1, Kính hiển vi….

bệnh viện an việt

2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ:

  • Cấp cứu, khám bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú, phẫu thuật, cho các bệnh nhân Tai Mũi Họng.
  • Cấp cứu và xử trí cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như áp xe não, viêm màng não do tai, áp xe cạnh cổ, các trường hợp dị vật đường ăn, đường thở....

Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới như: mổ nội soi mũi xoang và nền sọ, tạo hình tai - xương chũm phục hồi sức nghe, vi phẫu thuật thanh quản phục hồi giọng nói, phẫu thuật và tạo hình các khối u đầu mặt cổ, ứng dụng Laser trong điều trị các bệnh Tai mũi họng...

3. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

cổng bệnh viện Tai mũi họng trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Là bệnh viện hàng đầu tại Hà Nội và miền Bắc trong khám, điều trị các bệnh lý về Tai mũi họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, chẳng hạn như: máy nội soi mũi họng, các loại ống soi cứng có optic, camera đưa ra màn hình chính… Đồng thời, ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị như: phương pháp nạo VA bằng Coblation dưới nội soi và gây mê.

Hội tụ các bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm được đông đảo phụ huynh biết đến: Thạc sĩ, bác sĩ Trần Hữu Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Hồng Hoa - Phó trưởng khoa Tai - Tai thần kinh…

Xem thêm bài viết 

 
 
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/