Viêm V.A: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa dứt điểm
Viêm V.A: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa dứt điểm
Triệu chứng viêm V.A ở trẻ em
Triệu chứng viêm V.A ở trẻ em - Ảnh: BV TMH Sài Gòn

Viêm V.A: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nguyên nhân gây viêm VA có thể do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ. Khi trẻ bị VA nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ cân nhắc phẫu thuật nạo VA.

Viêm V.A là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh Tai Mũi Họng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng dễ tái phát, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Viêm V.A thường có dạng cấp tính và mạn tính. Viêm V.A cấp nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mạn tính. 

V.A là gì?

V.A là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5 - 6 tuổi trở đi.

Viêm V.A được chia thành 2 nhóm: Viêm V.A cấp tính và viếm V.A mạn tính.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết Viêm V.A 

Viêm V.A cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Viêm V.A mạn hay xảy ra đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi

  • Thông thường, khi bị viêm V.A, trẻ sẽ có hiện tượng đột ngột sốt cao 38 - 40 độ C
  • Có thể kèm theo những phản ứng như co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản. Đôi khi có thể có cả nôn mửa, rối loạn tiêu hóa…
  • Tắc mũi là triệu chứng điển hình, có thể tắc hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng miệng.
  • Đối với trẻ nhỏ, nhịp thở nhanh không đều, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng và quấy khóc nhiều.
  • Đối với trẻ lớn, hiện tượng tắc mũi thường không hoàn toàn nhưng khi ngủ, các bé sẽ thở ngáy.

Viêm V.A ban đầu là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ làm tình trạng bị viêm V.A tái đi tái lại, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm V.A mạn tính với triệu chứng như: 

  • Khi bị viêm VA mạn, trẻ sẽ bị ho thường xuyên
  • Sốt từng đợt gọi là sốt vặt
  • Tắc mũi liên tục
  • Chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài hàng tháng (hay gọi là thò lò mũi xanh)
  • Do bị tắc mũi nên trẻ phải há miệng để thở, đêm ngủ hay ngáy, nghiến răng…
  • Nếu tình trạng viêm mạn này kéo dài và thường xuyên, sẽ làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, da xanh xao, thường xuyên quấy khóc, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến phát âm…

Khi có triệu chứng viêm V.A cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được hướng dẫn điều trị. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám.

Nguyên tắc điều trị viêm V.A 

Việc chẩn đoán viêm V.A ở trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế đáng tin cậy, ba mẹ không nên tự ý chẩn đoán cho con mình rồi tự đi tìm cách điều trị.

  • Trường hợp V.A bị viêm nhẹ, không cần phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng bằng các sinh tố, multivitamin, giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé... thì bệnh cũng sẽ hết.
  • Trường hợp trẻ bị viêm V.A có triệu chứng nặng, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng mà trẻ sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau...
  • Khi trẻ bị V.A nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ cân nhắc việc can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA.
  • Đối với viêm V.A cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
  • Đối với viêm V.A mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo V.A.

Nếu ba mẹ đang băn khoăn liệu cho trẻ thực hiện phẫu thuật nạo V.A hay không, có thể tư vấn trước với bác sĩ Tai Mũi Họng để biết ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này. 

Viêm V.A có nguy hiểm không?

Nếu không thăm khám, điều trị đúng cách, viêm V.A có thể gây ra các bệnh lý khác như: 

  • Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn
  • Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ
  • Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước
  • Viêm hạch gây áp xe: đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt

Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng, luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường.

Phòng bệnh viêm V.A cho trẻ nhỏ 

  • Nâng cao sức đề kháng của bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sử dụng các thuốc bổ, thuốc tăng cường miễn dịch đối với các cháu có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng
  • Phòng tránh lây lan tốt trong các vụ dịch lây truyền theo đường hô hấp, vệ sinh mũi họng, răng miệng tốt
  • Giữ ấm khi thời tiết thay đổi
  • Khi có viêm nhiễm mũi họng, cần điều trị đúng và kịp thời. 
Trẻ bị viêm V.A
Các dấu hiệu của viêm V.A

Khám chữa Viêm V.A ở đâu tốt?

Nếu trẻ bị viêm V.A, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi (nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nghe lời) hoặc đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TW - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt - Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi TW - Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Tại TP.HCM

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM - Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn - Số 1–3, 6–8, 9–15 Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM
  • Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - Số 20 - 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM...

Tư vấn từ xa qua Video

Trong trường hợp chưa đi khám được ngay, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

Hiện tại, người bệnh có thể đặt khám qua BookingCare - Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như sau: 

  • Tải ứng dụng BookingCare về điện thoại (tải tại đây: https://bookingcare.vn/app)
  • Chọn chuyên khoa "Khám Tai Mũi Họng từ xa"
  • Chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp
  • Khi đến khung giờ khám, người bệnh chú ý điện thoại (bệnh nhân cần tải app BookingCare để nhận được cuộc gọi của bác sĩ)

Khám chữa bệnh từ xa giúp bệnh nhân tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí đi lại. Qua cuộc gọi Video, bác sĩ có thể định hướng điều trị ban đầu và hướng dẫn chăm sóc tại nhà đúng cách. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản cần biết về bệnh viêm V.A. Tuy là bệnh thường gặp, nhưng nếu không điều trị sớm, viêm V.A rất dễ trở thành bệnh mạn tính. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan, cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết