Tư vấn tâm lý miễn phí cùng BS CKII Trần Minh Khuyên
Tư vấn tâm lý miễn phí cùng BS CKII Trần Minh Khuyên
Tư vấn tâm lý miễn phí cùng BS CKII Trần Minh Khuyên - Ảnh: BookingCare

Tư vấn tâm lý miễn phí cùng BS CKII Trần Minh Khuyên

Tác giả: - Người kiểm duyệt: - Xuất bản: 29/07/2024 - Cập nhật lần cuối: 29/07/2024
Những lo âu, áp lực trong cuộc sống khiến bạn phiền muộn, tự ti, thậm chí là trầm cảm? Đừng ngần ngại chia sẻ câu chuyện của bạn với BS CKII Trần Minh Khuyên để nhận được lời khuyên hữu ích nhé!

Những vấn đề về tâm thần, tâm lý ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nếu nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu của các chứng bệnh tâm lý như: rối loạn lo âu, trầm cảm,... hãy chia sẻ với người thân hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ, chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

Trên thực tế, chi phí thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ/ chuyên gia là không hề rẻ. Sẽ rất khó khăn cho các bạn trẻ là học sinh, sinh viên khi muốn tư vấn cùng các bác sĩ, chuyên gia tâm lý uy tín nhưng không có đủ tài chính.

Đừng bỏ lỡ chương trình tư vấn tâm lý miễn phí - "Lắng nghe Teen kể" số thứ 8 tuần này do BookingCare tổ chức, với sự góp mặt của BS CKII Trần Minh Khuyên!

Thông tin chương trình Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần

  • Bác sĩ tư vấn: BS CKII Trần Minh Khuyên - Bác sĩ Trần Minh Khuyên được đào tạo CKII Chuyên ngành Tâm thần và học Tâm lý trị liệu Trường Tâm lý Thực hành Paris. Trong suốt 22 năm làm việc, Bác sĩ Trần Minh Khuyên đã có nhiều đóng góp trong ngành, điều trị cho nhiều bệnh nhân bị các bệnh lý tâm thần, cũng như phổ cập các kiến thức tâm lý – thần kinh đến nhiều độc giả, khán giả của các tờ báo và đài truyền hình lớn trong nước.
    • Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa Đại học Y dược TP.HCM
    • Học Đại học Tâm lý trị liệu - Trường Tâm lý Thực hành Paris
    • Học CKII Chuyên ngành Tâm thần Trường Đại học Y Khoa Huế
    • Học chứng chỉ Trung tâm giáo dục sức khỏe, chứng chỉ Cai nghiện ma túy tại cộng đồng, Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
    • Bác sĩ từng công tác tại nhiều đơn vị uy tín như: Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM, Trung tâm Y tế Quận 3.
    • Thế mạnh chuyên môn: điều trị các loại bệnh tâm thần và tư vấn tâm lý như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ám ảnh,... đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
  • Thời gian diễn ra chương trình: 20h00 ngày 03 tháng 08 năm 2024 - 20h ngày 04 tháng 08 năm 2024.
  • Hình thức:
    • Chương trình sẽ diễn ra trong Group: Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần của BookingCare. 
    • Các thành viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ câu chuyện của mình trong bài đăng tư vấn được bác sĩ Trần Minh Khuyên đăng vào 20h (thứ 7 - 03/8). Bác sĩ sẽ phản hồi trực tiếp dưới phần bình luận trong các khung giờ 10h - 11h và 15h - 16h (Chủ nhật - 04/8).  

Đặt câu hỏi cho BS CKII Trần Minh Khuyên ngay hôm nay

Tránh trường hợp bạn lỡ mất thời gian tham gia chương trình hoặc muốn gửi câu hỏi đến bác sĩ dưới dạng ẩn danh, BookingCare sẽ tiếp nhận câu hỏi trước khi hoạt động diễn ra. Bạn đọc có thể yên tâm đặt câu hỏi trước tại đây. BookingCare sẽ tổng hợp lại câu hỏi và gửi đến bác sĩ.

Sau chương trình, các câu hỏi được bác sĩ giải đáp, BookingCare cũng sẽ gửi lại câu trả lời tới email của bạn đọc. 

Hy vọng BookingCare sẽ nhận được thật nhiều câu hỏi của bạn đọc để chương trình "Lắng nghe teen kể" được diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn! Đừng quên chia sẻ bài viết đến người thân, bạn bè để mọi người cùng được bác sĩ tư vấn nhé!

Câu hỏi đã được đặt
Ái
Nữ
, 18 tuổi
, Kiên Giang
5 năm nay tôi luôn khó ngủ, đôi lúc thì lúc nào ở đâu cũng muốn ngủ. Tôi luôn cảm thấy khó chịu mọi hình thức, tôi không thể kìm nén cảm xúc của mình vào buổi tối, luôn có suy nghĩ tiêu cực, hay lo những thứ chưa xảy ra, luôn tự trách bản thân, đã tự làm đau bản thân, không muốn đi chơi, xa lánh chỗ đông người, luôn sợ hãi khi nhắc nhở người khác. Tôi đã từng nghĩ đến việc tự tử, nhưng tôi do dự mọi thứ, còn nhiều thứ lắm, xin giúp tôi.
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào chị, qua lời kể của chị, bác sĩ nhận thấy chị có dấu hiệu của bệnh lý Rối loan lo âu, Rối loan về cảm xúc (trầm cảm). Nếu đang ở khu vực TP.HCM, chị có thể đến khám tại Khoa Tâm thể (Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 ). Bác sĩ sẽ khám và điều tri cho chị nhé. Mong chi vui khỏe!
Bùi Quốc Khánh
Nam
, 20 tuổi
, Đồng Tháp
Em có nên theo đuổi người yêu cũ không ạ? Đó là một người rất tốt, em nghĩ em đã gặp đúng người. Nhưng do hiện tại bọn em còn nhiều thiếu xót nên chưa thể bên nhau lâu dài. Khi mối quan hệ bọn em dừng lại, em cảm thấy rất buồn, rất tiếc nuối. Em có thử hỏi cô ấy "Em có muốn quay lại với anh không ?" thì cô ấy bảo "Không". Em hỏi lý do thì cô ấy nói là "Mình không muốn quay lại với nyc". Theo bác sĩ thì em nên làm gì đây ạ ? Dù sao em vẫn rất yêu cô ấy, vẫn chờ, vẫn đợi. Mong bác sĩ đưa ra lời khuyên giúp em, em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào em, trong cuộc sống và giao tiếp, mỗi người có tần số nhất đinh, mình sẽ gặp được nhưng người cùng tần số, mình sẽ dễ gần, và nếu có duyên, họ sẽ trở thành bạn bè thân thiết, và có thể thành người yêu, hay tình cảm sâu sắc hơn. Gặp được nhau làm bạn với nhau là cái duyên, nhưng có đi lâu dài với nhau hay không, là cái nợ nữa, cháu cứ sống tốt, quan tâm, giữ tình cảm ban bè,,,nếu có duyên nơ sẽ phát triển thêm. Tình cảm không thể cưỡng cầu, nên em cứ đê moi thứ tự nhiên nhé...
Hoàng Thị Tuyền
Nữ
, 22 tuổi
, Hà Nội
Dạ chào bác sĩ Em là nữ, 22 tuổi, em mới ra trường ạ Vấn đề em gặp phải là: 1. Khi gặp người khác, em không dám nhìn mặt họ trực tiếp luôn ấy ạ, cứ ngại ngại với sợ và em cứ có kiểu suy nghĩ trong đầu là họ đang phán xét về bản thân em ạ ( ví dụ khi ở trọ cùng bạn, 1 bạn thì em khá thân, em cư xử rất là thoải mái, không sao ạ; 1 bạn còn lại thì khi ví dụ là khi bạn ngồi trên giường, em từ ngoài cửa bước vào cảm giác không được thoải mái, rồi cứ buồn buồn, mặt không dám nhìn thẳng vào bạn mà cứ cúi gằm xuống) 2. Em cực tự ti, luôn có suy nghĩ trong đầu là mình không làm được, mình không làm được việc này đâu rồi cảm giác mình thua kém tất cả mọi người. Giờ em ra trường, cũng đang tìm việc làm, mà phỏng vấn đỗ rồi, đến ngày hẹn đi làm thì em lại từ chối, lại có suy nghĩ, cản bước trong đầu là mình không làm được, hàng ngàn lý do và rồi lại hủy không đi làm nữa (trước đó thì khi em học năm nhất , em có tự đi làm thêm, mặc dù lúc đó nhát và có hay xấu hổ ; tuy nhiên em vẫn đi làm bình thường ạ) 3. Hiện tại, em có một tật xấu là: khi bạn bè nói chuyện với người nhà vui vẻ hay họ có công việc tốt, việc gì vui chẳng hạn; em tự dưng lại buồn (mặc dù lý trí nói em biết đó là sai mà em không hiểu sao cảm xúc em nó lại vậy) 4. Có những lúc em rất chán nản và đôi khi có suy nghĩ “ hay là kết thúc cuộc đời đi, cảm giác cuộc sống cứ nhàm chán, chả thấy có ý nghĩa gì”, trong đầu có câu hỏi :rồi không biết mình tồn tại trên đời này làm gì. Em cũng có xem video truyền động lực, đọc sách cũng như nhìn bố mẹ để mình có sức mạnh hơn tuy nhiên nó chỉ giúp ích trong một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đó thôi ạ. 5. Em lại hay có suy nghĩ tiêu cực và không yêu thương bản thân mình nữa. Khi một vấn đề xảy ra cái em nhìn không phải là cảm nhận của bản thân mà lại là cảm nhận và suy nghĩ của người khác , dù cho là lợi ích của bản thân thì cũng cảm thấy ngại và không dám lên tiếng mặc cho người ta chà đạp lên mình. 6. Em học quản trị kinh doanh, thì thời gian trước em có đi làm sale, lúc phỏng vấn em nói chuyện rất là bình thường mà khi vào điện thoại nói chuyện với khách cảm xúc em cứ bị tụt xuống, giọng rất là buồn và phản ứng chậm chạp , nói lắp nữa ạ . 7. Em nhận ra mình thích con gái từ năm lớp 7. Và khi gặp mấy bạn hoặc mấy chị mà đẹp đẹp hay họ là kiểu người tự tin, thành đạt em lại có cảm giác rất là tự ti rồi ngại nữa. Với mấy em nhỏ tuổi hơn thì em nói chuyện thoải mái ạ. Con trai thì em tiếp xúc có đôi lúc ngại, nhưng không ngại bằng nữ ạ Em xin nói chút về bản thân em: Hồi em học cấp 1 thì em học giỏi và rất là nghịch, em cùng chúng bạn trong lớp hay đi chơi dùng nhau, em là người đứng đầu và ra chủ ý bày trò cho các bạn (kiểu bè phái và em cầm đầu ạ). Đến năm cấp 2 thì em dần không còn cầm đầu nữa, tuy nhiên thì em vẫn rất thường xuyên đi chơi, nghịch ngợm cùng các bạn (em nghịch như con trai ấy ạ). Đến năm cấp 3 thì em được chia vào lớp khác và không học cùng các bạn nữa mà học cùng toàn các bạn mới (các bạn cũ học lớp khác nhưng vẫn cùng trường và dãy phòng với em ạ); em dần không chơi với các bạn cũ nữa và tính tình tự dưng trầm lặng hẳn đi và rất ít nói, em ngoan và tựng dưng không nói bậy nữa (trước đó cấp 1,2 em mở miệng ra thì toàn đệm chửi thề vào), Những năm cấp 3 này em chỉ đi học và ở nhà, em không đi chơi nữa, cảm giác không có người chơi cùng ấy ạ. Lên đại học em ở trọ với bạn học cùng lớp cấp 3 , có vấn đề xảy ra là “ trọ em ở 4,ở mấy tháng em cảm giác 3 bạn kia thân nhau và hay nói chuyện cùng nhau, em thấy lạc lõng , buồn, và ở cùng rất không được tự nhiên, cứ về trọ thì em lại buồn, em đã chuyển trọ. Quãng thời gian đại học thì năm nhất em rất là hăng say đi làm thêm (lúc đó bố mẹ vẫn cho cấp tiền rất là đẩy đủ và cả 4 năm bố mẹ em đều cho tiền ăn, trọ, đóng học đầy đủ ạ) em tự đi tìm việc rồi làm, mặc dù chỗ làm họ nhận xét em chậm với ít nói, nhưng em vẫn đi làm vẫn không sao cả. Năm 2 thì dịch em học online ở nhà. Đến năm 3 em có đi làm thêm, tuy nhiên em toàn rủ bạn đi làm cùng, làm một mình em không dám đi, em thấy làm cái gì cũng ngại ạ. Trong 4 năm đại học thì em chỉ có đến trường, về trọ, đi làm, về nhà thôi ạ. Nói chút về gia đình em. Em ở quê, ngoại thành Hà Nội. Bố em đi xây, mẹ em làm phụ hồ. Bố em rất thường xuyên uống rượu say, xong rồi đi ngã, có lúc nằm ở nhà người ta và người nhà em lại đến đón về. Thật ra em rất tự ti về hoàn cảnh nhà mình cũng như tình trạng của bố. Lý trí em phân tích là “ ừm, bố mẹ làm lụng vất vả nuôi mình ăn học, mình phải tự hào và cảm ơn bố mẹ” Tuy nhiên phản ứng và cảm giác thực tế của em nó lại khác, khi ai hỏi về bố mẹ làm gì, em rất là ngại và nói lảng sang chuyện khác. Bố mẹ em thì rất nuông chiều chúng em ạ. Nhớ đợt cấp 3 nhà em cũng khá giả gì đâu, em thi đỗ vào cấp 3 và đòi mua xe điện theo chúng bạn , bố mẹ em đã mua ngay lập tức. Việc gì em không thích làm, hay không muốn bố mẹ đều không ép. Nhiều lúc bố em uống say, em “chửi” bố và có lúc còn “nguyền rủa” mà bố em vẫn không đánh hay trách cứ gì về chúng em (3 chị em em ạ). Bố thương em quá mức, em đi học đại học, về nhà làm việc nhà, bố toàn bảo không làm nữa, nghỉ đi, để bố làm cho hoặc bố em sẽ bảo mẹ em làm ạ. Hồi bé hay cho đến lớn, em đi đến nhà bà ngoại hay các dì chơi, em toàn ngồi vào một chỗ, góc, chả nói năng gì, rất là ngại và rụt rè. Em còn không dám lên nhà bác của mình xin hay lấy cái này cái kia cơ ạ Hiện tại thì ngày nào em cũng gọi điện về cho mẹ nói chuyện (trước đó thì không gọi ạ), gặp người hợp gu thì em nói rất là nhiệt tình. Nhất là mấy em gái 2k5,2k4, 2k3 mà em nhìn con bé ngoan ngoan , hiền hiền là tự dưng mồm em nói liên tục, trêu đùa các em ấy. em lại không thích mấy cái trend của giới trẻ và em chỉ dùng zalo, face book thì em dùng ních ảo (em vào group đọc truyện cũng như theo dõi Idol Hàn Quốc) là chính, nick chính em không đăng gì. Em mang tư tưởng cũng như ước muốn mọi người sống hòa thuận, tử tế, vui vẻ giúp đỡ nhau, tuy nhiên, qua bạn bè cũng như đi làm, học tập em rất là thất vọng vì mọi người rất là lợi ích cũng bởi đó mà giờ em yêu thương gia đình mình hơn ạ Nhìn nhận về bản thân: Em thấy mình rất là hiền lành, cũng hay giúp người, chân thành, mà tội rất rụt rè, suy nghĩ nhiều ( một vấn đề mà có khi em mất ngủ để nghĩ về nó và thổi phồng vấn đề lên), tiêu cực, rất rất không làm chủ được cảm xúc cũng như sống, hành xử tự nhiên ạ. Em bị ảnh hường bởi người khác cũng như hoàn cảnh, không làm chủ cảm xúc của mình được ạ. Hiện tại em nhận ra, em cần thay đổi, mà em bế tắc không biết phải làm như thế nào ạ. Em muốn mình hãy thật thoải mái, bình thường đi, đừng làm quá vấn đề lên, đừng có tự suy diễn người khác nghĩ gì hay sợ này sợ kia ạ, ngẩng cao mặt, hiên ngang, tin tưởng bản thân lên ạ. Đó là vấn đề của em ạ. Em rất chân thành cảm ơn , và mong bác sỹ tư vấn cụ thể giúp em và đưa ra giải pháp hay phương pháp để em có thể cải thiện các vấn đề trên ạ
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào em, bác sĩ đã đọc hết các vấn đề của em. Ngoài các kiến thức về chuyên ngành, em nên trang bi thêm về các kỹ năng mềm, đặc biệt cần thiết cho em là nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật nói chuyện trước đám đông để mình có nhiều tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, em phải cải thiện tâm trang của mình bằng cách tập thể dục từ 30 - 45 phút mỗi ngày đê kích hoạt hệ thống những hoocmon hạnh phúc như serotonine, dopamine, giúp cải thiện tâm trang, giúp mình vui vẻ hơn hạnh phúc hơn. Nếu sau khi đã áp dụng, nhưng không hiệu quả, em nên gặp trực tiếp bác sĩ đê có kế hoạch điều tri tốt hơn về các vấn đề tâm lý và trầm cảm. Chào em nhé!
Nguyên
Nữ
, 16 tuổi
, Quảng Trị
5 tháng gần đây, em thường cảm thấy bản thân mình chán nản, khó ngủ, thường xuyên buồn không có lí do, hay khóc và hay tức giận, có nhiều suy nghĩ tiêu cực, không vui vẻ và hoà đồng như trước, luôn suy nghĩ mình là 1 gánh nặng trong gia đình, không muốn đi chơi với bạn bè và gia đình, luôn muốn ở một mình trong phòng, có ý định tutu nhưng lại không đủ can đảm. Xin hãy cho em lời khuyên ạ..
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào em, bác sĩ chưa rõ trước đó em có xảy ra chuyện gì ảnh hưởng đến tâm lý của em không. Qua lời em kể trang thái của em bây giờ, thì em đang có biêu hiện của rối loạn cảm xúc, cụ thê là trầm cảm. Em nên ra ngoài, tập thể dục, suy nghi tích cực hơn, đăt ra các mục tiêu cần làm, và cố gắng đạt cho bằng được. Hãy bỏ qua các suy nghĩ tiêu cực, nếu vẫn không cải thiên, bác sĩ sẽ điều trị giúp em. Chào em!
Thư
Nữ
, 17 tuổi
, Phú Yên
Chào bác sĩ Giờ là giai đoạn phát triển nên con có nhiều suy nghĩ không vui và muốn tự tử khi nghĩ đến quá khứ và hiện tại và cảm thấy không có ý định sống giờ thì còn cố gắng kiểm soát bản thân nhưng lại hay tự hại mình giờ con nên làm gì ạ
Ảnh câu hỏi
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào cháu, ở tuổi đang phát triển, tâm tư tình cảm có nhiều chuyển biến thay đổi, nên cháu dễ bị dao động, nhạy cảm với những tổn thương. Những gì thuộc về quá khứ, cháu nên đê yên trong quá khứ. (Có câu nói: nắng hôm qua không phơi khô áo hôm nay),,, cháu hãy hướng đến tương lai, đặt ra cho mình muc tiêu sống và cố gắng đạt cho bằng được, giúp đỡ moi người, tìm niềm vui trong những công việc đó. Bỏ các thói quen giải tỏa tâm lý bằng cách làm tổn thương mình nữa, Nếu quá năng nề, có chiều hương bế tắc, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ nhé!
Van Nguyen
Nữ
, 33 tuổi
Em chào bác sĩ. Chị gái em có dấu hiệu tâm thần phân liệt khoảng 1 năm nay. Có nhiều ngày chị la hét chửi rủa hàng xóm rồi người nọ người kia bằng những chuyện không có thật. Những lúc chị bình thường em có cố nói chuyện nhưng chị ko nghe và toàn gạt đi. Gần đây chị chửi nhiều hơn và có khi lôi cả e vào, nói em hùa với người ngoài chống lại chị. Hiện cả gia đình em ko biết phải làm sao (bố mẹ em sống ở xa). Thi thoảng em có khuyên nhủ và đề nghị đưa chị đi khám tâm lý nhưng chị ko cho rằng mình bị bệnh. Em cũng ko thể bắt chị đi được. Láng giềng lúc đầu còn chửi lại chị em, giờ họ coi như chị em bị điên nên không thèm chấp rồi. Em rất rối bời không biết phải làm thế nào. Bác sĩ xin hãy cho em lời khuyên. Dạo này nhà em ko lúc nào được yên cả.
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào em, thường người có bệnh lý Tâm thần, họ thường có khuynh hướng phủ nhận bệnh. Nên nếu nói chị ấy bi bệnh và đề nghi đi khám Chuyên khoa tâm thần thi sẽ phản kháng rất manh. Em nên tâm sự và đền nghi đi khám sức khỏe tổng quát cùng với gia đình 1 cách bình thường và đặt biệt đi khám thêm khoa tâm thể thì các bác sĩ sẽ xác định bệnh và xem nên dùng thuốc gì phù hợp em nhé!
Bảo Như
Nữ
, 21 tuổi
, Thành phố Hồ Chí Minh
Có một khoảng thời gian từ cuối tháng 9 năm ngoái đến tháng 2 năm nay (tầm nửa năm), con bị rơi vào tình trạng tiêu cực có rất nhiều lúc khóc không dừng được bên cạnh đó là mất ngủ, tim đập nhanh đi kèm theo triệu chứng như khó thở, buồn nôn và không muốn giao tiếp. Khoảng thời gian đó, trí nhớ của con bị giảm sút nhanh chóng một cách rõ ràng, nếu lúc trước con có thể nhớ rõ từng chi tiết thì hiện tại mỗi ngày trôi qua đều rất mơ hồ. Gần đây thì những triệu chứng đã gần như biến mất nếu con cố gắng không suy nghĩ hay để ý đến mọi chuyện xung quanh nhưng con lại dần bị mất hứng thú và luôn cảm thấy trống rỗng. Thật ra tình trạng này vào năm con học lớp 11 cũng đã xảy ra một lần sau đó thì những biểu hiện cứ thỉnh thoảng xuất hiện thay phiên nhau, lúc thì đau đầu mất ngủ, lúc thì luôn cảm thấy mệt mỏi và hầu như nếu có thể thì sẽ ngủ cả ngày. Con không biết, cũng không thể nói rõ lên được những cảm xúc trong mình là gì, con sợ bản thân mình kỳ lạ và khác người. Nếu có thể thì bác sĩ có thể cho con biết là con đang trong tình trạng nào hay có vấn đề gì về tâm lý không ạ? Nếu có thì xin hãy cho con một vài lời khuyên. Con cảm ơn nhiều lắm.
BS CKII Trần Minh Khuyên
Qua lời kể của con, bác sĩ nhận định bước đầu: con bị Hội chứng: F41.2 (Hội chứng Rối loạn lo âu - Trầm cảm ). Con nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm nhé!
Trần Huyền Trân
Nữ
, 16 tuổi
, Đà Nẵng
Chào Bác ạ, cho con hỏi, nếu mình có những dấu hiệu như thường xuyên lo âu, dễ khóc (đặc biệt khi nhắc đến những chuyện ko vui trong quá khứ) có suy nghĩ tự tử nhưng không dám làm. Khi ở trạng thái tiêu cực thì lại có xu hướng làm đau bản thân, hay đau đầu và mệt mỏi vào sáng sớm và trưa, có lối suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, ngại biểu hiện cảm xúc, dễ cáu, sắc thái khuôn mặt luôn trầm buồn, thấy mệt mỏi và mất tập trung thì là bị gì ạ?
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào cháu, cháu đang có đầy đủ các triệu của bệnh lý: Rối loạn lo âu - trầm cảm. Cháu nên gặp bác sĩ để bác sĩ khám và tư vấn cho cháu kỹ hơn nhé. Các biểu hiện của cháu đang khá nặng, hãy đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhé!
Nguyễn Việt An Nhiên
Nữ
, 16 tuổi
, Bình Định
Con có câu hỏi muốn hỏi ạ. bình thường con là một người dễ khóc, nhưng gần 1 năm trở lại đây con càng dễ khóc hơi, dù một việc rất bình thường nhưng vẫn khiến con khóc, những lúc con cảm thấy bất mãn hay cảm thấy uất ức gì, con đều tự làm cho cơ thể mình bị thương trong vô thức. Liệu con có đang gặp vấn đề về tâm lý không ạ?
BS CKII Trần Minh Khuyên
Chào cháu, qua lời chia sẻ của cháu, bác sĩ nhận thấy cháu có tính cách hướng nội, ít chia sẻ, dễ bị cảm xúc bên ngoài chi phối, thiếu sự manh mẽ, dễ tủi thân. Gần đây cháu lai khóc nhiều hơn, hay trầm buồn, và có khuynh hướng tự làm đau bản thân, để giải tỏa các vấn đề về tâm lý. Đó là 1 biêu hiện mức độ nặng của bệnh lý trầm cảm Về mặt tâm lý, cháu nên manh dạn hơn, cởi mở trong giao tiếp, tập nói chuyên, giao tiếp. Nếu gặp khó khăn khi giao tiếp, cháu nên tham gia thêm các khóa học về giao tiếp, tự tập nói chuyên trước gương để thêm tư tin, tham gia thêm các hoạt đông xã hôi, tập thể dục mỗi ngày, đi bộ 30 - 45 phút... giúp nâng cao thê lực và giãi tỏa năng lương tiêu cực, tập giao tiếp, tập mở lòng với mọi người, nếu vẫn không cải thiện, cháu có thê gặp trưc tiếp bác sĩ Tại khoa Tâm thể - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 cháu nhé!
Xem thêm