Chương trình Lắng nghe Teen kể được tổ chức miễn phí
Chương trình Lắng nghe Teen kể được tổ chức miễn phí - Ảnh: BookingCare

Tư vấn tâm lý miễn phí cùng Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng

Tác giả: - Người kiểm duyệt: - Xuất bản: 16/12/2024 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2024
Nếu bạn đang mất định hướng trong cuộc sống, mông lung trong các mối quan hệ và cần được nghe lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, đừng bỏ lỡ chương trình tư vấn tâm lý miễn phí cùng chuyên gia vào cuối tháng 12 năm 2024 này nhé!

Sau một thời gian vắng bóng, cuối tháng 12 này (28-29/12/2024), chương trình Lắng nghe Teen kể sẽ quay trở lại với sự góp mặt của Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng.

Chương trình được BookingCare tổ chức hoàn toàn miễn phí, các thành viên có thể thoải mái chia sẻ tâm sự, khó khăn của mình để được chuyên gia giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên hữu ích!

Thông tin chương trình Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần

Trong chương trình Lắng nghe Teen kể kỳ này, BookingCare rất vui mừng khi nhận được lời đồng ý tham gia của Chuyên gia Mai Thị Việt Thắng - Chuyên gia có trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục.

Thông tin chuyên gia:

  • Tốt nghiệp khoa Tâm lý học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục Đại học New Orleans - Mỹ
  • Tham gia nhiều khóa học về tham vấn cộng đồng, tham vấn giảm hại, sức khỏe sinh sản và tình dục học tại Ấn Độ, Úc…
  • Thế mạnh chuyên môn: tư vấn tâm lý cho các bậc phụ hunh có con ở độ tuổi dậy thì, những người có vấn đề về xác định bản sắc cá nhân, nạn nhân của lạm dụng tình dục, lo âu, trầm cảm, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng,...

Thời gian diễn ra chương trình: 20h00 ngày 28 tháng 12 năm 2024 - 20h ngày 29 tháng 12 năm 2024.

Hình thức:

  • Chương trình sẽ diễn ra trong Group: Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần của BookingCare. 
  • Các thành viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ câu chuyện của mình bằng cách bình luận trực tiếp trong bài đăng tư vấn được chuyên gia Mai Thị Việt Thắng đăng vào 20h (thứ 7 - 28/12).
  • Chuyên gia sẽ phản hồi trực tiếp dưới phần bình luận trong các khung giờ 10h - 11h và 15h - 16h (Chủ nhật - 29/12).  

Đặt câu hỏi cho Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng ngay hôm nay

Tránh trường hợp nhiều thành viên lỡ mất thời gian tham gia chương trình hoặc muốn gửi câu hỏi đến chuyên gia dưới dạng ẩn danh, BookingCare sẽ tiếp nhận câu hỏi trước khi hoạt động diễn ra. Bạn đọc có thể yên tâm đặt câu hỏi trước tại đây.

BookingCare sẽ tổng hợp lại câu hỏi và gửi đến chuyên gia Việt Thắng. Mọi thông tin về người đặt câu hỏi sẽ được bảo mật! Sau chương trình, các câu hỏi được chuyên gia giải đáp, BookingCare cũng sẽ gửi lại câu trả lời tới email của bạn đọc. 

Hy vọng BookingCare sẽ nhận được thật nhiều câu hỏi của bạn đọc để chương trình "Lắng nghe teen kể" được diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn! Đừng quên chia sẻ bài viết đến người thân, bạn bè để mọi người cùng được chuyên gia tư vấn nhé!

Câu hỏi đã được đặt
Ẩn danh(k muốn nói ạ)
Nữ
, 13 tuổi
, Hà Nội
Cháu thi thoảng muốn tu tu, cảm thấy cô đơn, lạc lõng chả biết mình sinh ra để làm gì, nên làm gì hay làm gì cho tốt, cháu còn thấy mình dường như không thể diễn tả được cảm xúc của mình với ai, suốt ngày đeo lên chiếc mặt nạ luôn cười thật sự mệt, cháu chỉ cần khóc một ít thôi mọi người liền nói lớn rồi khóc cái gì, mít ướt, có thế cũng khóc, cháu thấy trên gg tra mình có máy dấu hiệu gì về bệnh tâm lý, muốn hỏi xem có thể chuẩn đoán hay tâm sự được không ạ
Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng
Có phải ý cháu nói là mình muốn khóc, muốn thể hiện cảm xúc của mình đúng không? Việc thể hiện cảm xúc của mình là một cách lành mạnh để giúp chúng ta có cuộc sống cân bằng, tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi chúng ta thường bị đánh giá khi thể hiện ra những cảm xúc của mình. Vì vậy, cháu có thể tìm một điều kiện để thể hiện cảm xúc phù hợp, ví dụ như khóc một cách an toàn (với một người không đánh giá cảm xúc của cháu), vẽ những cảm xúc đó ra giấy hàng ngày, sáng thức giấc nhận ra cảm xúc của mình ngày đó như thế nào và gọi tên cảm xúc. Điều này giúp những cảm xúc không bị nén lại và có tác động không tốt đến sức khỏe của cháu. Cháu đã tìm hiểu trên google về những dấu hiệu bệnh lý, vậy vấn đề mà google cho kết quả là gì? Nếu mình có những vấn đề về rối loạn cảm xúc hay triệu chứng của những rối loạn khác thì cháu có thể tìm kiếm những đơn vị cung cấp dịch vụ (miễn phí hoặc có phí) tùy theo hoàn cảnh của cháu để được chẩn đoán chính xác và giúp đỡ nhé.
Mlee
Nam
, 21 tuổi
, Bình Dương
Cháu chào chuyên gia, cháu là nam, năm nay là sinh viên năm nhất đại học. Cháu nhận thấy từ lúc lên đại học, bản thân dễ bị sa đà vào game và rất khó để tập trung vào học hành. Mong chuyên gia cho cháu lời khuyên hữu ích ạ.
Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng
Chào bạn sinh viên năm thứ nhất, vì thông tin của bạn đưa ra quá ngắn nên mình chỉ có thể trao đổi nhanh vấn đề: (1) Việc bạn sa đà vào game là do bạn đang sử dụng game như một cách ứng phó với những vấn đề khác trong cuộc sống, hay (2) Thực sự là bạn đã “sa” vào game và thực sự khó để thoát ra. Vậy để giúp mình vượt qua điều này, bạn quan sát và liệt kê ra một số nội dung: (1) Thời gian dành cho game trong ngày, (2) Hậu quả của việc chơi game, (3) Những thời điểm mà bạn chơi game, (4) Việc chơi game hiện nay mang lại cho bạn cảm giác gì?... Sau đó bạn tìm một chuyên gia về hỗ trợ những người gặp khó khăn về game để người đó đánh giá và có cách thức giúp bạn thay đổi hành vi nhé.
Tường San
Nữ
, 21 tuổi
, Bắc Ninh
Em chào chuyên gia, em là nữ, năm nay 21 tuổi. Hiện tại em đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán. Thực sự là em học ngành này do thời thi đại học đủ điểm vào mỗi khoa này nên em mới học, em không có đam mê với ngành và không biết sau này ra trường có làm được kế toán không nữa. Em đang rất stress vì cũng năm cuối rồi, và còn phải đi thực tập sau Tết nữa mà chưa biết nên thực tập ở đâu, Mong chuyên gia cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn chuyên gia nhiều ạ
Thạc sĩ Mai Thị Việt Thắng
Cảm ơn em đã rất trung thực để nhận ra mình đang học một nghề mà mình không mong muốn. Để tìm chỗ thực tập em có thể áp dụng một số cách như: Liên hệ với những người thân quen, nói về vấn đề, mong muốn của mình, gặp thầy cô giáo, các anh/chị cùng ngành đi trước, hỏi kinh nghiệm của mọi người, hay lên trang web tìm việc, tìm người để xem những cơ hội thực tập Về việc em đang học ngành em không mong muốn, điều này chắc sẽ làm khó hơn cho em khi em học ngành mình mong muốn. Hiện tại đang năm cuối, em có lựa chọn: (1) Học cho xong ngành để đi làm rồi tìm kiếm cơ hội học lại ngành mình thích, hoặc (2) Dừng việc học hiện tại để học ngành mình thích. Mỗi lựa chọn đều có những thuận lợi và những thách thức phải vượt qua. Nếu cần, việc em tìm kiếm một dịch vụ tư vấn hướng nghiệp hoặc định hướng cuộc sống để có điều kiện nhìn rõ bản thân và mọi muốn của mình nhiều hơn nhé.
Xem thêm