Tư vấn tâm lý miễn phí cùng Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chuyên viên Tâm lý Nguyễn Hải Uyên hiện đã có hơn 6 năm kinh nghiệm
Chuyên viên Tâm lý Nguyễn Hải Uyên hiện đã có hơn 6 năm kinh nghiệm - Ảnh: BookingCare

Tư vấn tâm lý miễn phí cùng Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên

Tác giả: - Xuất bản: 19/08/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/10/2024
Bạn đang gặp phải những khó khăn, áp lực về mặt tâm lý và muốn được chuyên gia tư vấn nhưng ngại chi phí đắt đỏ? Hãy đặt ngay câu hỏi đến Chuyên viên Nguyễn Hải Uyên trong bài viết này để được tư vấn tâm lý miễn phí nhé.

Ngày nay, dịch vụ điều trị tâm lý và chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng chi trả cho hình thức điều trị này bởi chi phí có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Thực tế cho thấy, các vấn đề về tâm lý có thể xảy ra ở bất kì ai. Tuy nhiên, nhóm độ tuổi vị thành niên là đối tượng dễ mắc vấn đề tâm lý nhất do nhiều nguyên nhân như: áp lực học tập, công việc, những mối quan hệ trong cuộc sống,...

Với hy vọng giúp đỡ các bạn trẻ nhận được sự tư vấn từ bác sĩ tâm thần/ chuyên gia tâm lý giỏi mà không bị đè nặng bởi vấn đề chi phí. BookingCare đã tổ chức chương trình "Lắng nghe Teen kể" hoàn toàn miễn phí với sự đồng hành của các chuyên gia, bác sĩ giỏi.

Thông tin chương trình Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần

Trong chương trình Lắng nghe Teen kể số thứ 9 này, BookingCare rất vui mừng khi nhận được lời đồng ý tham gia của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên.

Thông tin chuyên gia:

  • Cử nhân Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

  • Thạc sĩ Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

  • Trưởng phòng Nội dung Trung tâm Ứng dụng Khoa học tâm lý JobWay
  • Từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 với vị trí Chuyên viên tâm lý
  • Thế mạnh chuyên môn: Hỗ trợ tâm lý cho các nhóm đối tương bao gồm: trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành trẻ tuổi gặp các vấn đề về:
    • Rối loạn phát triển, khó khăn trong học tập, khó khăn về hành vi và cảm xúc ở trẻ em và vị thành niên.
    • Trạng thái căng thẳng, kiệt sức, trầm cảm, lo âu,... ở người trưởng thành.

Thời gian diễn ra chương trình: 20h00 ngày 24 tháng 08 năm 2024 - 20h ngày 25 tháng 08 năm 2024.

Hình thức:

  • Chương trình sẽ diễn ra trong Group: Tư vấn Tâm lý - Sức khỏe tinh thần của BookingCare. 
  • Các thành viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ câu chuyện của mình bằng cách bình luận trực tiếp trong bài đăng tư vấn được Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên đăng vào 20h (thứ 7 - 24/8). Chuyên viên sẽ phản hồi trực tiếp dưới phần bình luận trong các khung giờ 10h - 11h và 15h - 16h (Chủ nhật - 25/8).  

Đặt câu hỏi cho Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên ngay hôm nay

Tránh trường hợp nhiều thành viên lỡ mất thời gian tham gia chương trình hoặc muốn gửi câu hỏi đến chuyên viên dưới dạng ẩn danh, BookingCare sẽ tiếp nhận câu hỏi trước khi hoạt động diễn ra. Bạn đọc có thể yên tâm đặt câu hỏi trước tại đây.

BookingCare sẽ tổng hợp lại câu hỏi và gửi đến Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên. Mọi thông tin về người đặt câu hỏi sẽ được bảo mật! Sau chương trình, các câu hỏi được chuyên viên giải đáp, BookingCare cũng sẽ gửi lại câu trả lời tới email của bạn đọc. 

Hy vọng BookingCare sẽ nhận được thật nhiều câu hỏi của bạn đọc để chương trình "Lắng nghe teen kể" được diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn! Đừng quên chia sẻ bài viết đến người thân, bạn bè để mọi người cùng được chuyên viên tư vấn nhé!

Câu hỏi đã được đặt
giấu tên
Nữ
, 26 tuổi
Chào bạn, mình năm nay 26 tuổi, xét về công việc thì tạm ổn, nhưng về mặt tâm lý tinh thần thực sự không tốt. Mình bị mắc chứng rối loạn lo âu tiền trầm cảm. Mình hay suy nghĩ quá nhiều, liên tục trong thời gian dài, mắc chứng sợ hãi tột độ, không chịu được đả kích cú sốc, nếu có gặp thì hay mất kiểm soát bình tĩnh, rất hay sợ sự phán xét hoặc bị người khác để ý. Trong chuyện tình cảm rất hay né tránh sự đụng chạm hoặc nói chuyện thân mật với người khác giới. Mình không biết phải đối diện và điều trị như thế nào. Mong bạn cho mình lời khuyên.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn, cảm giác không ổn trong tinh thần dường như đang tạo cho bạn nhiều căng thẳng và áp lực. Những khó khăn bạn mô tả về sự lo âu, có cơn hoảng loạn, băn khoản quá mức với cảm nhận của người khác cho thấy có thể bạn có những chủ đề liên quan đến hình ảnh bản thân. Bạn cần liên hệ đến một chuyên viên tâm lý để được tham vấn và cùng thảo luận với chuyên viên về ý nghĩa và cách thức cân bằng những điều này. Mong bạn sớm tìm đến sự giúp đỡ và bình an với chính bản thân
Ẩn Danh
Nữ
, 19 tuổi
Dạ em chào chị, năm nay em 19 tuổi ạ. Hiện tại em đang bị mắc kẹt trong tâm lý khá là bất ổn. Em chưa có bất kỳ mối tình nào, nhưng vấn để của em là rất dễ rung động, nhưng không phải với ai cũng vậy. Khi em bắt đầu rung động, em hay tự tưởng tượng ra người đó rồi tự làm mình vui. Nhưng em hiểu và biết rằng mình đang bị ảo tưởng về tình cảm của người đó dành cho mình. Tuy vậy, em vẫn không thoát khỏi đó, mà cứ tiếp tục tưởng tượng như vậy. Tóm lại là em dễ rung động và suy nghĩ rất là viễn vông, thậm chí nhiều đến nỗi mà lúc nào cũng nghĩ tới hình ảnh của người đó, muốn gặp họ, tiếp xúc với họ, muốn thể hiện trước mặt họ và nghĩ đến cảnh họ thích mình và em còn hay gặp người đó trong giấc mơ. Không biết 1 người người dễ rung động như vậy và hay ảo tưởng như vậy là do dâu ạ? Cách nào để ngưng lại ạ? Em xin cảm ơn ạ
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Những điều bạn đang xoay sở cho thấy bạn vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm hạnh phúc trong mối quan hệ cặp đôi, điều này vô cùng chính đáng và đáng quý. Những cảm giác bạn mô tả cho thấy có thể bạn có những chủ đề tâm lý liên quan đến sự gắn bó, hoặc nỗi lo mình sẽ không được yêu thương đủ nên không dám bộc lộ, từ đó tâm lý tự an ủi bằng cách hình dung ra những điều chưa có thực. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về điều gì khiến mình dẫn đến cách phản ứng này, và hướng đến sự bình an, vững chắc, cam kết trong tình cảm, em cần có một tiến trình tham vấn tâm lý để cùng thảo luận, tìm kiếm cùng chuyên viên tâm lý. Mong bạn sớm tìm được hạnh phúc.
Minh Tuệ
Nữ
, 24 tuổi
, Hà Nội
Chào chuyên gia Đã một thời gian dài tôi ngủ rất nhiều, luôn để ý lời nói và ánh mắt của mọi người, sợ giao tiếp, luôn mang ý nghĩ tiêu cực không muốn sống tiếp, vì những dòng suy nghĩ này nên có những hôm đầu tôi rất đau, thậm trí có hôm tôi rất vui nhưng vẫn có cảm giác đau đầu.Trạng thái này của tôi xảy ra xen kẽ, có những hôm tôi rất vui, muốn sống một cuộc đời trọn vẹn. Nhưng có thể ngay ngày hôm sau tôi lại rơi vào trạng thái tiêu cực trên, liệu đây có phải dấu hiệu của trầm cảm không thưa chuyên gia?
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Việc xoay sở với cảm giác cơ thể và sự thay đổi cảm xúc hằng ngày dường như lấy đi nhiều năng lượng của bạn. Những điều bạn kể đến có dấu hiệu liên quan đến trầm cảm, đồng thời cũng gần với rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, .... Các khó khăn tâm lý này không thể tự chẩn đoán mà cần thăm khám trực tiếp, bên cạnh việc gọi tên vấn đề thì còn để sớm hỗ trợ đúng cách. Dấu hiệu ngủ nhiều, đau đầu, bận tâm bởi cảm nhận của người khác cho thấy cơ thể đang mệt mỏi với những ý nghĩ của chính mình và tìm cách bảo vệ bằng việc tạm né tránh. Để giải quyết điều này sẽ cần một tiến trình tham vấn tâm lý, bạn nên liên hệ chuyên viên tham vấn để đi cùng bạn.
Thơ
Nữ
, 21 tuổi
, Cao Bằng
Tại sao mình không thể vui vẻ được như mọi người. Bạn bè xung quanh mình chỉ cần đi ăn, đi chơi, đi đâu đó cùng nhau thì họ đều sẽ rất vui vẻ, trong khi đó mình thì không. Mình cũng đi cùng họ, họ cũng rất tốt với mình nhưng mình lại chẳng thể vui nổi. Mình không biết nên làm sao nữa, mình cũng muốn trở nên vui vẻ. Dường như không có thứ gì có thể khiến mình hạnh phúc nữa.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Bạn rất chính đáng khi có nhu cầu được tận hưởng cảm xúc vui vẻ và rất đáng quý khi đang nỗ lực tìm kiếm điều đó. Bất kỳ ai cũng xứng đáng được trải qua cảm giác hạnh phúc với những cách phù hợp với từng người. Có thể em đang có những mối bận tâm trở ngại bên trong (sự lo âu, căng thẳng, nỗi buồn, một câu hỏi lớn nào đó... về những vấn đề của riêng mình). Hoặc đi chơi không phải là cách phù hợp để tạo ra cảm xúc vui vẻ với em, đòi hỏi em cố gắng nhiều. Em cần thử một vài hoạt động mình thấy phù hợp, sau đó dành thời gian cảm nhận thêm về cảm xúc, mức năng lượng của mình sau mỗi hoạt động, để tìm ra hoạt động nào giúp mình có thêm năng lượng và có nhiều trải nghiệm vui vẻ hơn. Em cũng có thể tìm hiểu thêm về cách chủ động tạo ra một số cảm xúc dễ chịu như thực hành lòng biết ơn, chú tâm trong từng hoạt động để có sự hài lòng, ... Nếu cảm thấy cần hiểu thêm về những điều cản trở bản thân cảm thấy hạnh phúc, hoặc thấu hiểu tâm trí của mình, em có thể cân nhắc việc tham vấn với một chuyên viên tâm lý. Mong em sớm có được những khoảnh khắc dễ chịu trong cuộc sống
Ng An
Nam
, 13 tuổi
, Thành phố Hồ Chí Minh
Em bị trầm cảm đến vô cảm... Em lúc trước rất sợ máu và kim tiêm nhưng từ hồi em cảm thấy mình bị trầm cảm thì em bắt đầu selfharm bản thân siêu siêu siêu nhiều, em đi chích ngừa em còn muốn chích thêm 100 mũi nữa. Em có dùng đến MIMOSA OPC nhưng mà ko cảm thấy hiệu quả em nên làm gì à?
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Có thể những khó chịu về tinh thần của bạn đang khá đầy dẫn đến việc cần chuyển hóa nó thành cảm giác đau trên cơ thể để giải tỏa, và chúng ta biết đó sẽ không thể là cách thức giúp bạn ổn lâu dài. Mimosa OPC là loại thuốc an thần hỗ trợ cho giấc ngủ, còn trong trường hợp của bạn đang cần thăm khám chuyên sâu và sử dụng các loại thuốc đặc trị có kê đơn. Tuy nhiên cách hỗ trợ của thuốc là làm thay đổi các hoocmon và giúp giảm triệu chứng, còn cơn trầm cảm và những chủ đề về cảm xúc - tự hại để giải quyết được, bạn cần bắt đầu tiến trình tham vấn tâm lý với nhiều buổi làm việc lâu dài (diễn ra đồng thời với việc thăm khám dùng thuốc hoặc có thể chọn tham vấn trước, nhà tham vấn sẽ khuyến nghị nếu thấy bạn cần thăm khám để dùng thuốc). Mong bạn sớm tìm đến người hỗ trợ và được giúp đỡ kịp thời.
Giấu tên
Nữ
, 16 tuổi
, Thành phố Hồ Chí Minh
Dạ, gia đình em phức tạp, từ năm lớp 8 em đã chứng kiến nhiều chuyện in sâu vào não em , em được đặt kỳ vọng rất cao và không thể theo đam mê , ước mơ của mình mà phải đi vào hy vọng của cả gia đình. Mọi sự cố gắng của em đều không được công nhận , một vài chuyện bản thân em giúp đỡ mà lại bị biến tấu thành không có , em luôn lắng nghe ý kiến không hay Năm lớp 9 em đã bị lợi dụng , lớp 10 em bị trêu chọc là móm , body shaming , em luôn bị lợi dụng nhưng em luôn im lặng và không nói. Dạo gần đây em luôn gặp nhiều chuyện khiến nó bị dồn dập , em luôn khóc , cơ thể đầy mệt mỏi , luôn nổi nóng , tóc rụng , em luopn trong suy nghĩ mọi thứ đều do em , ai xung quanh em đều bị em liên lụy , em không xứng đáng với mọi thứ...em luôn sợ ánh mắt của mng và lời nói của mng Đi kèm với suốt từ năm lớp 8 em không biết phải giải tỏa sao , nên em đã rạch tay , đến gần đây cuối kỳ 2 lớp 10 em bị áp lực từ nhiều phía nên việc này nhiều hơn , cứ 1 tuần hoặc 2 - 3 tuần em sẽ rạch tay vì không chịu nổi , có khi em rạch hết cả cánh tay , em còn di chuyển xuống đùi và em bấu vô tay để rách da , khi làm vậy em thấy nhẹ nhõm hơn. Em thấy bản thân không được làm gì mình muốn , em áp lực , gần đây em tạch tay đến độ da tách ra mà em không cảm thấy đau. Và gần đây em không biết sao , em luôn nghĩ bản thân biến mất thì mọi người sẽ ổn hơn.....em luôn nghĩ như vậy suốt mấy tuần nay Nhiều lúc em cũng cảm thấy tủi thân , em thấy nhiều bạn nữ trong lớp không cần phải lo gì cả , chăm chút cho bản thân được , em hiểu ba mẹ làm khó khăn nên em không đòi hỏi , em chỉ biết để dành tiền mua thôi ạ , khi nào ba mẹ tự cho em mới lấy thôi , nhiều bạn nữ trong lớp ngoại hình được em cũng tự ti vì em hay bị trêu là em bị móm.... Em không biết em đang bị gì về tâm lý...
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào em, em đã có một thời gian dài cố gắng xoay sở và vẫn đang rất trách nhiệm với cơ thể của chính mình khi lên tiếng để được giúp đỡ. Sự nỗ lực này xứng đáng được trân trọng và vô cùng đáng quý. Những điều trải qua có thể đã ảnh hưởng đến sự tự tin của em về bản thân, căng thẳng và cảm thấy áp lực với việc phải giống như người khác. Các hành động làm đau cơ thể thường là cách thức bản thân chuyển những nỗi đau tinh thần thành nỗi đau thể chất, mà chỉ là cách tạm thời vì không giúp giải quyết những chủ đề cốt lõi. Em cần sớm chia sẻ với ít nhất một thành viên trong gia đình mà em cảm thấy tin tưởng, có thể lắng nghe em. Trong trường hợp tài chính của gia đình không thuận lợi để đăng ký ở các trung tâm tham vấn, em có thể tìm hiểu và liên hệ các chương trình hỗ trợ tham vấn không thu phí ở bài viết này: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10224108440922057&set=a.10226545846655677. Ở độ tuổi của em, khi tham vấn tâm lý sẽ thường được đề nghị có sự đồng thuận của người thân. Mong em sớm được giúp đỡ và bình an.
Yến Nhi
Nữ
, 14 tuổi
, Vĩnh Long
Dạ em chào chị ạ, em chẳng hiểu sao gần đây lại không nhận diện được cảm xúc và không quản lý được cảm xúc của mình. Cắn xước móng tay móng chân cũng không kiểm soát được. Mỗi khi tâm trạng không tốt hoặc áp lực thì ăn rất nhiều đồ ngọt. Biết những điều đó không tốt nhưng không dừng lại được. Vậy hiện tại em có vấn đề gì nữa không ạ? Em cảm ơn ạ.
Ảnh câu hỏi
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Cơ thể bạn đang rất nỗ lực để bảo vệ cho chính mình khỏi tâm trạng khó chịu bằng những cách chuyển thành cảm giác đau trên cơ thể (cắn móng tay), trấn an tạm thời (ăn đồ ngọt). Như bạn đã biết, những cách thức này duy trì lâu dài sẽ gây hại cho cả thể chất lẫn tinh thần, và có phần làm nghiêm trọng hơn khó khăn tâm lý bên trong. Phản ứng của bạn có thể là kết quả của nhiều cảm xúc khó chịu (lo âu, căng thẳng, tức giận, thất vọng, ...) bị dồn nén mà chưa được bày tỏ, nên cơ thể học cách chuyển hóa qua các hành động. Bạn sẽ cần gặp chuyên viên tham vấn tâm lý để cùng trò chuyện tìm hiểu về ý nghĩa của những hành động này, cảm xúc đi kèm và tìm ra những cách thức giải tỏa, cân bằng chúng phù hợp hơn. Mong bạn sớm được giúp đỡ và cải thiện.
A Yến
Nữ
, 12 tuổi
, An Giang
Sau đây em xin được đặt câu hỏi về những vấn đề tâm lý của em hiện tại mà chưa được giải đáp. Em là một người rất dễ nóng tính và hay dễ khóc, tuy nhiên em là người kiềm chế cảm xúc rất tốt, nhưng gì điều đó là nhược điểm của em, em không thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách rõ ràng, có chuyện vui em lại buồn và có chuyện buồn em lại vui hoặc có khi không còn cảm xúc trên mặt, em có khiếu hài hước rất tốt và hay làm cho người khác vui, em rất sợ làm người khác buồn và sợ họ phiền khi có mình xuất hiện, nhưng trong lòng em rất buồn vì thấy mình quá cô đơn và em cũng không thích giao tiếp với xã hội vì em nghĩ rằng là xã hội hiện nay đang rất phức tạp và nhiều tệ nạn, thân tâm em lúc nào cũng thấy lo lắng và sợ hãi vì sợ một thứ gì đó sẽ đến và làm hại em. Em cảm giác như lúc nào em cũng bay bổng trên không trung. Em thường xuyên có ý định tự tử và làm hại bản thân mình. Đặc biệt là lúc khi em nóng giận em luôn tự làm đâu bản thân em, có thể là rạch tay hoặc xiết cổ, tuy nhiên em vẫn còn ý thức để biết rằng việc em đang làm là việc rất nguy hiểm nhưng em không thể từ bỏ nó được vì chỉ có thể làm đau bản thân mới có thể xoa dịu được tâm trạng của em. Em còn rất nhiều vấn đề cần được chia sẻ nhưng không thể nói một lúc được. Em muốn hỏi rằng là, em đang bị gì và nên là gì mà không cần phải đến viện thăm khám thường xuyên. Xin cảm ơn đã đọc ạ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Dường như bạn đã có một số trải nghiệm về việc bộc lộ cảm xúc mà chưa được đón nhận, dẫn đến xu hướng kiềm chế và có phản ứng tự động về việc "gói ghém" cảm xúc. Các cảm xúc này đang ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống và thậm chí là sự an toàn của bạn. Để bảo vệ chính mình và giúp bản thân thoải mái hơn, việc thăm khám hoặc tham vấn/ trị liệu tâm lý vẫn là vô cùng cần thiết, bạn có thể thảo luận với chuyên viên tham vấn hoặc bác sĩ về nhu cầu giãn cách thời gian giữa các phiên nếu không muốn diễn ra thường xuyên. Tương tự như sức khỏe thể chất, có một số bệnh bạn không thể ở nhà tự chữa khỏi, thì sức khỏe tinh thần cũng tương tự, có những giai đoạn sự can thiệp của người có chuyên môn là vô cùng cần thiết. Mong bạn sớm xoay sở được cách thức để người khác có cơ hội giúp đỡ bạn.
Quynh Anh
Nữ
, 23 tuổi
Dạ em chào chị ạ, em năm nay 23 tuổi và hiện tại đang làm việc tại nước ngoài. Em có ngời yêu đang ở Việt Nam ạ. Em cảm thấy sức khoẻ tinh thần mình không được ổn. Vì em luôn có xu hướng kiểm soát ny, mỗi khi em cảm nhận được sự bất an em sẽ ko còn cảm giác đói hay muốn ăn uống, em sẽ rất khó ngủ mặc dù em rất muốn. Cơ thể em cực kỳ mệt mỏi và cần ngủ nhưng đầu em thì lại tỉnh và ko vào giấc được. Một đêm em thức rất nhiều lần. Em nghĩ là do tổn thương từ thời thơ ấu, em không gần gũi được với ba mẹ, em chưa từng chia sẻ chuyện riêng với họ và ba em gia trưởng bảo thủ, trọng nam khinh nữ. Chính vì vậy nên em có xu hướng phụ thuộc vào người yêu mình. Em biết điều đó rất có hại cho em. Làm thế nào để em thoát khỏi tình trạng này thưa chuyên gia?
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn, dường như cảm giác bất an và cần biết rõ thông tin về người yêu để trấn an đang chiếm phần nhiều trong đời sống của bạn. Những phản ứng của bạn đang gần với mô tả về kiểu "gắn bó lo âu" - cá nhân cảm thấy căng thẳng với nỗi sợ bị bỏ rơi từ đó có nhu cầu khẳng định tình yêu, muốn kiểm soát người yêu. Kiểu gắn bó có thể được ảnh hưởng từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Để nhận thấy có phải mình thuộc kiểu gắn bó này, ý nghĩa của những trải nghiệm thời thơ ấu và cân bằng nỗi lo, bạn cần được tham vấn tâm lý cá nhân hoặc cả hai bạn sẽ tham vấn cặp đôi (trong trường hợp hai bạn muốn cùng nhau làm rõ). Bạn có thể tìm đến các chuyên viên tâm lý có thế mạnh làm việc về chủ đề gắn bó.
anh thư
Nữ
, 17 tuổi
, Cao Bằng
Trước đó mấy hôm em rất dễ khóc, dễ cáu, với khó ngủ nhưng tới 1 thời gian em lại không khóc được kiểu rất khó chịu rất muốn khóc mà lại không rơi được giọt nước mất nào, vẫn có cảm giác mệt mỏi và khó ngủ vào buổi tối tới tầm 4 - 5h sáng em mới vào giấc được dù cả ngày hôm đó không ngủ. Không biết là em đang bị làm sao vậy ạ?
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên
Chào bạn. Khó ngủ, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng có thể đến từ các yếu tố như: - Trải qua sự kiện gây cảm xúc mạnh - Cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi trong đời sống (vd thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc mất kết nối trong một mối quan hệ, ...) - Bản thân cơ thể có những khó khăn tâm lý dồn nén và đến giai đoạn bùng phát Các biểu hiện bạn đang trải qua liên quan gần với rối loạn cảm xúc, cần được thăm khác hoặc tham vấn tâm lý để tìm ra yếu tố đang ảnh hưởng, cũng như giúp bạn hiểu và quản lý được những cảm xúc của mình.
Xem thêm