Tư vấn tránh thai online: 14 cách tránh thai phổ biến và hiệu quả thực tế

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 19/08/2020, Cập nhật lần cuối: 23/03/2023

Khi lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với mình, bạn nên tìm hiểu kiến thức thật kỹ. Với những phương pháp tránh thai liên quan đến hoocmon hoặc dụng cụ tránh thai (đặt vòng, mũ cổ tử cung...),cần tham khảo ý kiến bác sĩ Sản phụ khoa về ưu nhược điểm của chúng trước khi quyết định thực hiện.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phương pháp tránh thai hiệu quả
Phương pháp tránh thai nào hiệu quả? - Ảnh: SKĐS

Các phương pháp tránh thai ngày càng đơn giản, tiện ích, hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi đối tượng.

Biện pháp tránh thai, kiểm soát sinh sản còn được có thể gọi là kế hoạch hóa gia đình, phòng ngừa mang thai và kiểm soát khả năng sinh sản đều muốn nói đến vấn đề này.

Bên cạnh việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ Sản phụ khoa, các chị em cũng nên tự tìm hiểu để biết phương pháp tránh thai nào là phù hợp và hiệu quả nhất với mình.

Có cần khám với bác sĩ Sản phụ khoa trước khi lựa chọn biện pháp tránh thai không?

Đối với những biện pháp tránh thai như: dụng cụ tử cung, màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung, cấy que, triệt sản, đặt vòng... các cặp vợ chồng nên đi khám để được tư vấn về ưu và nhược điểm của từng phương pháp.

Tùy tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi gia đình mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp nhất. 

Nếu hai bạn chưa sắp xếp được thời gian đi khám, thì có thể Đăng ký tư vấn online với bác sĩ từ xa. Theo khung giờ đã đặt, bác sĩ Sản phụ khoa sẽ gọi điện qua ứng dụng trên điện thoại di động và trao đổi trực tiếp với bạn. 

Tìm hiểu kiến thức về tránh thai
Có rất nhiều phương pháp tránh thai cho cả nam và nữ - Ảnh: BV Từ dũ

Lưu ý khi lựa chọn phương pháp tránh thai 

Để lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy cân nhắc những vấn đề sau:

  • Hiệu quả tránh thai như thế nào?
  • Dễ sử dụng không?
  • Có cần phải được kê đơn của bác sĩ không?
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
  • Tình trạng sức khỏe của bạn có phù hợp với phương pháp này không?

Hiệu quả tránh thai của các phương pháp phổ biến 

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn "vỡ kế hoạch".

Phương pháp nào cũng sẽ có sai số, sau đây là bảng đánh giá hiệu quả tránh thai (tỷ lệ mang thai/ 100 phụ nữ):

Hiệu quả tránh thai (tỷ lệ mang thai/100 phụ nữ)
1/100Que cấy tránh thaiDụng cụ tử cungTriệt sản  
6-12/100Thuốc tránh thai dạng tiêm Viên uống tránh thai Miếng dán tránh thaiVòng âm đạo 
18-24/100Bao cao su namMũ cổ tử cungMiếng bọt biểnMàng ngăn âm đạoBao cao su nữ
28/100Thuốc diệt tinh trùng (có thể tăng nguy cơ nhiễm HIV)

Kết quả dựa theo WHO (tổ chức Y tế thế giới): https://www.who.int/reproductivehealth/en/

Xem thêm

Các phương pháp tránh thai

Có nhiều phương pháp ngừa thai khác nhau, tuy nhiên các nhà khoa học xếp vào 2 nhóm: không dùng thuốc và dùng thuốc.

1. Ngừa thai tính theo chu kỳ kinh nguyệt

Tránh thai tính theo chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp tránh quan hệ tình dục vào những ngày có nhiều khả năng thụ thai nhất trong chu kỳ. Muốn thực hiện phương pháp này, người nữ phải xác định được ngày rụng trứng.

  • Nếu chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày, thì thời điểm an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 20 kéo dài tới ngày thứ 28 của chu kì kinh nguyệt.
  • Thời điểm dễ thụ thai là ngày thứ 9 đến ngày thứ 19 của chu kì kinh nguyệt 

Hiệu quả tránh thai theo phương pháp này thấp vì trên thực tế, có tháng cơ thể người nữ có thể có 2 trứng trưởng thành và lần lượt rụng, nên khó xác định hết tất cả ngày rụng trứng mà tránh. Ngoài ra, nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó xác định ngày rụng trứng. 

Tránh thai bằng cách tính ngày an toàn
Tránh thai bằng cách tính ngày an toàn - Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội

2. Xuất tinh ngoài âm đạo 

Khi sắp đến lúc xuất tinh, người nam rút dương vật ra khỏi âm đạo và xuất tinh ra ngoài. Phương pháp này hiệu quả thấp, vì:

  • Ngay trong dịch tiết ra từ dương vật do hưng phấn tình dục, cũng có thể có tinh trùng
  • Khi phóng tinh, một vài giọt tinh dịch có thể rơi ra rồi mà người nam không biết, nên cũng có khả năng gây thụ thai
  • Việc xuất tinh ra ngoài khó thực hiện được một cách chủ động, vì có khi nam giới không dừng lại kịp và đã xuất tinh khi chưa rút dương vật ra
  • Không áp dụng phương pháp này cho người xuất tinh sớm.

3. Tránh thai bằng bao cao su

Dùng bao cao su được xem là phương pháp tránh thai phổ biến nhất. Bao cao su có 2 dạng cho nữ giới và nam giới.

  • Bao cao su nam khi mang sẽ bao bọc dương vật và giữ tinh trùng lại khi người nam xuất tinh.
  • Bao cao su nữ là một túi nhựa mỏng giống với hình dáng âm đạo, giúp ngăn ngừa tinh trùng đi vào tử cung. 
Bao cao su cho nữ
Bao cao su cho nữ - Ảnh: Vinmec

4. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp sử dụng thuốc sau quan hệ tình dục nhằm tránh thụ thai ngoài ý muốn.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi, sau uống thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng hoặc ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng để thụ tinh hoặc làm tổ của trứng... 

Thuốc được uống 1 viên ngay giờ đầu sau giao hợp, nếu giao hợp nhiều lần trong ngày thì uống viên thứ 2 sau 8 giờ cách viên thứ nhất, thuốc không được dùng quá 4 viên trong một tháng. 

5. Viên uống tránh thai hàng ngày

Viên uống tránh thai hàng ngày là viên có chứa nội tiết tố có tác dụng tránh thai, cần được uống vào một thời điểm cố định hằng ngày.

Có rất nhiều loại thuốc tránh thai. Bác sĩ Sản phụ khoa có thể giúp bạn lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp.

Nếu quên uống thuốc, cần phải biết cách xử trí. Đọc hướng dẫn sử dụng đính kèm hoặc có thể khám online với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn. 

Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày - Ảnh SKĐS

6. Miếng dán tránh thai 

Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ (khoảng 11cm²) được dán lên da. Nội tiết tố có trong miếng dán tránh thai sẽ được phóng thích chậm vào cơ thể qua da. Thuốc đưa lượng hoocmon ổn định và liên tục để ngăn chặn sự rụng trứng, giảm độ nhầy cổ tử cung và cũng làm nội mạc tử cung mỏng đi.

Phương pháp này tiện lợi hơn nhiều so với thuốc uống ngừa thai hàng ngày vì chỉ cần dán mỗi tuần một miếng trong 3 tuần liên tiếp, tuần thứ 4 không cần dán, đặc biệt nếu quên thay miếng dán dưới 48 giờ vẫn còn hiệu quả ngừa thai.

7. Thuốc ngừa thai dưới dạng tiêm

Phương pháp này thường sử dụng thuốc tiêm có tác dụng chậm, dùng với liều 1 tháng/lần đối với thuốc tiêm dạng kết hợp hoặc 3 tháng/lần đối với thuốc tiêm chỉ chứa progesterone.

Thuốc có nhiều tác dụng phụ, chủ yếu là rối loạn kinh nguyệt cũng như chậm có con trở lại sau khi ngưng thuốc. Cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tránh thai theo phương pháp này. 

8. Que cấy tránh thai 

Que cấy tránh thai là một que nhựa nhỏ bằng que diêm có chứa nội tiết tố tránh thai được cấy vào cơ thể, thường ở vị trí mặt trong cánh tay.

Que này có tác dụng phóng thích một lượng nhỏ progesterone liên tục, gây ức chế rụng trứng, làm thay đổi nội mạc tử cung, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung. Que có tác dụng tránh thai từ 3 - 5 năm. Que có thể sử dụng cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Bạn đọc ở Hà Nội có thể tham khảo các địa chỉ cấy que an toàn, hiệu quả tại đây.

9. Thuốc diệt tinh trùng 

Là những hóa chất được đưa vào âm đạo có thể làm bất hoạt tinh trùng. Có rất nhiều loại thuốc diệt tinh trùng: dạng bọt, dạng gel, dạng kem, dạng tấm (màng mỏng),dạng viên đặt (dạng rắn có thể tan ngay khi được đặt vào âm đạo).

Sử dụng thường xuyên thuốc diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình bị mắc bệnh. Thuốc diệt tinh trùng chỉ nên được sử dụng trong trường hợp nguy cơ nhiễm HIV thấp.

10. Mũ cổ tử cung

Mũ cổ tử cung là dụng cụ hình nắp vòm, mỏng, bằng nhựa hoặc latex, khít với hình dạng cổ tử cung.

Đây là phương pháp cần kê đơn và có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa. Mũ cổ tử cung thường được sử dụng cùng với thuốc diệt tinh trùng. 

Mũ chụp cổ tử cung
Mũ chụp cổ tử cung - Y học cộng đồng

11. Dụng cụ tử cung 

Đặt dụng cụ tử cung là phương pháp tránh thai tạm thời và hiệu quả. Dụng cụ tử cung là dụng cụ bằng nhựa nhỏ, hình chữ T được đưa vào cố định trong buồng tử cung. Dụng cụ tử cung cần được đặt và tháo bởi người có chuyên môn.

Có 3 loại dụng cụ tử cung ở Mỹ, 2 loại chứa nội tiết tố, tác dụng trong vòng 3 năm và 5 năm. Loại thứ ba là dụng cụ tử cung có chứa đồng, có thể có tác dụng trong 10 năm.

Một nhược điểm có thể gặp do vòng tránh thai là đau bụng khi hành kinh, bị rong kinh, có thể gây cơ viêm vùng chậu, vòng xuyên cơ, gây hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.

Xem thêm

12. Màng ngăn âm đạo 

Màng chắn âm đạo là một dụng cụ nhỏ dạng vòm, được làm từ latex hoặc silicon, được đặt khít vào trong âm đạo và che phủ cổ tử cung.

Đây là phương pháp cần kê đơn, bác sĩ cần phải khám để xác định kích cỡ màng âm đạo phù hợp với bạn. Màng ngăn âm đạo thường được sử dụng cùng với thuốc diệt tinh trùng. 

Màng ngăn âm đạo
Màng ngăn âm đạo - Ảnh: Y học cộng đồng

13. Bọt biển tránh thai

Bọt biển tránh thai có thể mua không cần kê đơn tại quầy thuốc. Là dụng cụ có hình bánh Donut, làm bằng bọt mềm, được phủ ngoài bởi thuốc diệt tinh trùng. Miếng bọt biển được đặt sâu vào âm đạo che phủ cổ tử cung. 

14. Triệt sản 

Triệt sản là phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Gồm có triệt sản nam và triệt sản nữ. 

  • Triệt sản nam là phương pháp thắt ống dẫn tinh, để trong tinh dịch không còn chứa tinh trùng nữa. Phương pháp này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như quan hệ tình dục, thủ thuật đơn giản, thường không cần nằm viện.
  • Triệt sản nữ là phương pháp thắt ống dẫn trứng, chặn đường đi để tinh trùng không còn gặp trứng, phương pháp này buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến tâm sinh lý và kinh nguyệt.

Tư vấn tránh thai từ xa qua online

Mỗi phương pháp tránh thai sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng. Đặc biệt là những phương pháp có liên quan đến hoocmon và dụng cụ, thường sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Hai bạn nên thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để được hỗ trợ. 

Hiện tại, BookingCare đã triển khai dịch vụ tư vấn online với bác sĩ, trong đó có bác sĩ Sản phụ khoa. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm công tác tại bệnh viện lớn như: 

  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương 
  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 
  • Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội 
  • Bệnh viện Bưu Điện...

Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau để khám và tư vấn online với bác sĩ:

  • Tải ứng dụng BookingCare về điện thoại di động (tải app tại đây: https://bookingcare.vn/app)
  • Trong ô tìm kiếm chọn "Bác sĩ Sản phụ khoa từ xa"
  • Chọn bác sĩ và khung giờ muốn khám
  • Đọc kỹ hướng dẫn đi khám (được gửi về app)
  • Chú ý điện thoại theo khung giờ đã hẹn trước, bác sĩ sẽ gọi trực tiếp trên app BookingCare.
Tư vấn tránh thai từ xa qua video
Tư vấn tránh thai từ xa qua online vói bác sĩ để lựa chọn phươn pháp tránh thai phù hợp nhất - Ảnh: BookingCare

Việc có những hiểu biết cơ bản về phòng tránh thai là rất cần thiết đối với mỗi cặp đôi. Hãy dành thời gian tìm hiểu hoặc tư vấn với bác sĩ để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với mong muốn và tình trạng sức khỏe của mình. Chúc các bạn thành công. 

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://benhvienphusanhanoi.vn/bao-chi-noi-ve-chung-toi/cach-tinh-ngay-an-toan-khi-quan-he-de-khong-vo-ke-hoach-cho-cac-cap-doi-10407.html
2. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/ke-hoach-gia-dinh/bien-phap-tranh-thai/cac-bien-phap-ngua-thai/
3. https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-ngoai/san-phu-khoa/tong-quan-ve-cac-phuong-phap-tranh-thai.html
4. https://yhoccongdong.com/thongtin/12-phuong-phap-tranh-thai-pho-bien/
5. https://suckhoedoisong.vn/chon-phuong-phap-tranh-thai-hop-ly-n127296.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/