Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Những điều cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc
Những điều cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh: BookingCare

Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 25/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da tiếp xúc trong bài viết dưới đây.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bệnh viêm da tiếp xúc không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị trong thời gian sớm, bệnh rất dễ chuyển biến nặng hơn, làm tổn thương da trên diện rộng và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống bởi sự đau rát, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là phản ứng của da khi tiếp xúc với những chất gây kích ứng hoặc dị ứng có trong môi trường bên ngoài gây ra hiện tượng sưng tấy, ngứa hoặc xuất hiện các nốt bọng nước.

Các loại viêm da tiếp xúc thường gặp:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng:  xảy ra do phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Với người không dị ứng, các dị nguyên này gần như vô hại. Các dị nguyên thường gặp nhất có thể kể đến như: niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi,...
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: xảy ra khi da bị tổn thương bởi cọ xát, hay tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường như lạnh, tiếp xúc nước quá nhiều, hoá chất như axit hay kiềm, hoặc các chất tẩy rửa,... Khiến bề mặt da bị bào mòn và tổn thương

Có tới hơn 3700 dị nguyên được tìm thấy nhưng trên thực tế, viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến hơn viêm da tiếp xúc dị ứng.

Nguyên nhân của bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra  khi các hoá chất hay các tác nhân vật lý phá huỷ bề mặt da. 
  • Các chất gây kích ứng lấy đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, các hoá chất có thể xâm nhập dễ dàng vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da.
  • Bất cứ chất nào trong đời sống hằng ngày đều có thể gây kích ứng, đặc biệt khi ở nồng độ cao như các chất tẩy rửa, nước, kiềm, axit, các loại dung môi, v.v..
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng là một phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra khi có dị nguyên trên da. 
  • Phản ứng này không liên quan đến nồng độ chất dị ứng như viêm da tiếp xúc dị ứng. Với người bị dị ứng, dù tiếp xúc ít hay nhiều dị nguyên cũng đều gây ra phản ứng.
  • Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp nhất có thể kể đến là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi,....

Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc

Nhiều người bệnh còn nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết giúp dễ dàng phân biệt mà mỗi người cần nắm rõ:

Viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Thương tổn da thường xuất hiện ngay vị trí tiếp xúc. Đó là những mảng màu đỏ, giới hạn rõ, có thể có mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, sưng nề và có thể rất ngứa.
  • Khi tiếp xúc với kiềm hay axit mạnh, có thể làm nổi bóng nước trên da, phù nề và đau
  • Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng nhẹ như nước và xà phòng, da có thể khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong nhiều tuần. Sau đó những vết nứt có thể đóng mài và tróc vảy.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra sau nhiều ngày hoặc nhiều giờ tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Thương tổn da là những mảng đỏ, ngứa nhiều cảm giác nhức nhối, phù nề có thể có mụn nước hoặc không, xảy ra tại vị trí tiếp xúc và đặc biệt có thể lan rộng ra vùng da khác.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm da tiếp xúc

Thông thường, các bác sĩ da liễu dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó,  các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên sâu (xét nghiệm lẩy da, xét nghiệm máu, v.v..) để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây dị ứng, kích ứng.

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Để giảm khả năng tình trạng viêm da tiếp xúc chuyển biến nặng hơn, người bệnh nên bảo vệ da khỏi các chất gây kích ứng và các dị nguyên đã biết.

Dưỡng ẩm da đầy đủ giúp hàng rào bảo vệ da khoẻ mạnh, tránh bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Mang găng tay để bảo vệ da khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay kích ứng.

Một số sản phẩm thường được dùng để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm
  • Steroid thoa ngoài da
  • Kháng sinh thoa hoặc uống khi da bị nhiễm trùng Thuốc kháng histamin: giảm cảm giác ngứa, khó chịu
  • Steroid uống ngắn ngày trong trường hợp da vị viêm nặng
  • Pimecrolimus, tacrolimus thoa ngoài da

Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả tại nhà

Chăm sóc và bảo vệ da là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích người bệnh có thể tham khảo khi điều trị bệnh tại nhà:

  • Uống thuốc chống ngứa: Thuốc kháng histamine đường uống, chẳng hạn như diphenhydramine (Advil PM, Benadryl, những loại khác), cũng có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Một loại thuốc kháng histamine không kê đơn không gây buồn ngủ là loratadine (Alavert, Claritin, những loại khác).
  • Tránh xa các chất gây kích ứng hoặc dị ứng: Trong trường hợp người bệnh không xác định được tác  nhân gây viêm da, cần đảm bảo vết thương được che chắn kĩ, tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích ứng hoặc dị ứng, kể cả sữa tắm.
  • Bảo vệ bàn tay: Nếu người bệnh bị viêm da tiếp xúc ở vị trí bàn tay, cần rửa sạch và lau khô tay nhẹ nhàng sau khi tiếp xúc nước. Mang bao tay chống thấm khi sử dụng chất tẩy rửa. Sử dụng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày - bên cạnh các loại kem dưỡng bạn đang sử dụng.
  • Thoa kem hoặc thuốc mỡ chống ngứa: Thoa kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone 1% lên vùng ngứa. Đây là sản phẩm không cần kê đơn mà người bệnh có thể mua ở hiệu thuốc. 

Bệnh viêm da tiếp xúc có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác. Người bệnh tốt nhất không nên tự ý uống thuốc, bôi thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy da xuất hiện triệu chứng bất thường nên thăm khám sớm với các bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết