Viêm gân cơ nhị đầu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm gân cơ nhị đầu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm gân cơ nhị đầu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Viêm gân cơ nhị đầu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/01/2024
Viêm gân cơ nhị đầu gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của người bệnh. Theo dõi bài viết để tìm hiểu về viêm gân cơ nhị đầu, những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Viêm gân cơ nhị đầu là một trong những bệnh lý thường gặp ở các vận động viên và người chơi thể thao. Tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể bị viêm gân cơ nhị đầu. Bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của người bệnh.

Theo dõi bài viết để tìm hiểu về viêm gân cơ nhị đầu, những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Triệu chứng của viêm gân cơ nhị đầu

Viêm gân cơ nhị đầu vai thường có những triệu chứng nhận biết như sau:

  • Đau mặt trước vai và lan xuống cánh tay, khuỷu tay.
  • Cơn đau ban đầu thường ở mỏm vai trước, sau đó tăng dần và lan rộng xuống vùng cánh tay, khuỷu tay.
  • Đau âm ỉ ít vài ngày sau đó tăng dần, gây cảm giác đau nhức không thoải mái.
  • Cơn đau có thể tăng đột ngột và bất ngờ, khiến người bệnh không kịp xử lý.
  • Tần suất cơn đau cũng tăng, gây cảm giác tê mỏi vùng vai và cánh tay.
  • Khó khăn khi cử động cánh tay do gân nhị đầu vai bị tổn thương và viêm.
  • Chức năng liên kết và vận động khớp vai và cánh tay bị hạn chế.
  • Người bệnh có khó khăn khi vận động khớp vai, giơ tay, vung tay hay nhấc tay lên.
  • Hoạt động nhẹ cũng gây đau đớn vô cùng.

Nguyên nhân dẫn tới viêm gân cơ nhị đầu

  • Chấn thương đột ngột, chẳng hạn như té ngã hoặc va đập mạnh vào vai.
  • Chấn thương lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng cánh tay quá sức khi chơi thể thao hoặc làm việc.
  • Tuổi tác, khiến gân trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.
  • Viêm gân cũng có thể xảy ra do gân bị căng đột ngột và nghiêm trọng

Điều trị viêm gân cơ nhị đầu

Tùy vào từng tình trạng của người bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách điều trị bệnh này như sau:

  • Chườm đá: Áp dụng trong trường hợp viêm nhẹ, chườm lạnh giúp giảm đau và giảm sưng do viêm gân. Nên bọc đá trong khăn hoặc túi vải mềm để chườm, không chườm trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giúp giảm sưng và đau.
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên nghỉ ngơi. Đặc biệt là tránh nâng vật nặng, uốn cong ở khuỷu tay và qua đầu.
  • Vật lý trị liệu: tập vật lý trị liệu để giúp vai hoặc khuỷu tay của người bệnh phục hồi.
  • Tiêm corticosteroid: Trong những trường hợp viêm gân nghiêm trọng mà không bị rách, tiêm corticosteroid có thể giúp giảm đau, ngăn chặn quá trình viêm và giúp gân hoạt động trở lại.
  • Điều trị viêm gân bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: nhằm mục đích sửa chữa các mô đã tổn thương hoặc bị bào mòn.
  • Phẫu thuật: Rất ít trường hợp phải phẫu thuật. Phẫu thuật sóng radio với trường hợp bệnh bị biến chứng nặng. 

Phòng ngừa viêm gân cơ nhị đầu

  • Khi thực hiện các hoạt động thể chất, ban đầu hãy thực hiện chậm rãi và tăng dần mức độ hoạt động
  • Hạn chế số lần lặp lại cũng như mức độ dùng lực và dừng lại nếu cảm thấy đau bất thường.
  • Tránh hoạt động với tư thế không đúng hoặc kỹ thuật kém trong thể thao hoặc công việc.
  • Giãn cơ và khởi động trước khi tham gia hoạt động thể chất.
phong ngua viem gan co nhi dau
Giãn cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất giúp phòng ngừa viêm gân cơ nhị đầu - Ảnh: Canva.com

Viêm gân cơ nhị đầu là một vấn đề sức khỏe thường gặp và có thể được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp tự chăm sóc và tập luyện thể dục đúng cách. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết