Viêm lỗ chân lông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm lỗ chân lông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Cố vấn y khoa:
Xuất bản: 03/11/2020 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Viêm lỗ chân lông tưởng đơn giản nhưng lại dai dẳng khiến ai bị viêm lâu dần cũng khó chịu bởi lớp da thô, mất thẩm mĩ. BookingCare sẽ giúp bạn giải đáp kiến thức căn bản về viêm lỗ chân lông và các phương pháp điều trị qua bài viết này.

Viêm lỗ chân lông là bệnh da liễu tưởng đơn giản nhưng lại dai dẳng khiến ai bị viêm lâu dần cũng khó chịu bởi lớp da thô ráp, sần sùi, sờ vào như “chổi xuể cùn” khiến người bệnh mất tự ti.

BookingCare sẽ giúp bạn giải đáp kiến thức căn bản về viêm lỗ chân lông, bên cạnh đó là các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông (hay còn gọi là viêm nang lông) là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng. Nang là nơi lông được mọc ra, nằm ở bên dưới da, nên bệnh còn được gọi là viêm chân lông hay viêm lỗ chân lông.

Bệnh viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều như lưng, ngực, đùi…

Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da có nhiều dầu và sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít tắc các nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên da đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

Viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông - Ảnh: Vinmec

Bạn có đang bị viêm lỗ chân lông?

Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: đây là dấu hiệu tiêu biểu, tiên quyết nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở căn bệnh này. Các vết mẩn đỏ sẽ nhỏ li ti kèm theo ngứa ngáy. Tuy nhiên, với dấu hiệu này người ta thường lầm tưởng là bị dị ứng hay do côn trùng đốt. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông, tuy nhiên bệnh vẫn còn khá nhẹ:

  • Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: đây là dấu hiệu tiêu biểu, tiên quyết nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở căn bệnh này. Các vết mẩn đỏ sẽ nhỏ li ti kèm theo ngứa ngáy. 
  • Nổi mụn đỏ: đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh. Khi các vết mẩn đỏ của bạn to ra và đã lan rộng sang các vùng lân cận thì nó sẽ làm mủ, điều này cũng có nghĩa là bệnh viêm nang lông của bạn đã chuyển biến sang tình trạng năng hơn.
  • Lông ở vùng da đó bị xoắn vào trong: đây là biểu hiện của lông mọc ngược. Những sợi lông này thường nhỏ và mỏng như tơ, lớp da bên ngoài sẽ bị viêm, thường thì sẽ nổi một cái mụn nước nhỏ ở chỗ nang lông đó, về lâu dài sẽ làm mủ, sưng và đau nhức.
  • Xuất hiện mủ màu trắng, bên trong có lông: Sau các dấu hiệu trên, đây chính là sự phát tán cao nhất của bệnh này. Các vết mẩn hoàn toàn chuyển thành mụn, có mủ và dịch nước bên trong. Sau khi các nốt mụn này vỡ, lớp da xung quanh sẽ đóng thành vảy quay quanh vết mụn.

Khi có những triệu chứng như kể trên, bạn cần thăm khám, tư vấn với bác sĩ Da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Viêm lỗ chân lông càng để lâu càng nặng và viêm nhiễm sang các vùng da khác. 

Nguyên nhân dẫn tới viêm lỗ chân lông

Theo các bác sĩ da liễu hàng đầu, viêm nang lông là do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nang lông là do vi khuẩn đa số là tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do nấm, virut, ký sinh vật... 

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu sau gây ra viêm nang lông mà chúng ta không nên bỏ qua:

  • Do di truyền: Theo kết quả thống kê thì có hơn 60% người mắc bệnh viêm nang lông có người thân hoặc người sinh thành trực tiếp mắc bệnh này, trước đó.
  • Do vệ sinh da và tẩy lông không đúng cách: Vệ sinh làn da không đúng cách cũng như lạm dụng mỹ phẩm làm cho làn da yếu ớt đi, không có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của viêm. 
  • Do tuyến bã dầu: Da tiết quá nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít lại, dầu, mồ hôi và cả bụi bẩn không thoát ra được. Đây chính là cơ hội khiến các vi khuẩn xâm nhập sinh ra viêm nhiễm dẫn đến viêm chân lông.
  • Sử dụng thuốc quá nhiều: Nếu bạn có bệnh và cần sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong một thời gian dài thì các lợi khuẩn của cơ thể dần dần sẽ bị tiêu diệt, thay vào đó là sự phát triển của các vi khuẩn kị khí dẫn đến viêm lỗ chân lông.
  • Do sử dụng quần áo bó sát: quần áo bó sẽ cọ xát mạnh vào da…cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông, nhất là các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp thường không được thông thoáng.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết, người đổ nhiều mồ hôi, khí hậu nóng ẩm cao, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề cũng là những yếu tố trực tiếp gây nên tình trạng viêm nang lông. Những người bị các bệnh liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường, thận, da bị tổn thương sẵn cũng thường là đối tượng của viêm nang lông.

Đánh giá các phương pháp điều trị viêm lỗ chân lông

Nếu điều trị đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ, viêm nang lông có thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Tự điều trị tại nhà

Nếu viêm lỗ chân lông đang ở mức độ nhẹ, lỗ chân lông bị bít tắc do sử dụng nhiều mỹ phẩm, vệ sinh và chăm sóc da chưa đúng cách thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng sau:

  • Thay đổi lại thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho khoa học. 
  • Vệ sinh, làm sạch da đều đặn. Đối với da mặt là vùng da tương đối nhạy cảm, bạn cần thực hiện thêm bước tẩy trang trước khi rửa mặt để làm sạch bụi bẩn ngay sau khi về nhà.
  • Kết hợp điều trị ban đầu bằng các sản phẩm thiên nhiên lành tính như: lô hội, tinh dầu hương thảo, bã cà phê, cám gạo, tinh dầu chanh cùng mật ong...

Ưu điểm

  • Ít tốn kém chi phí
  • Tạo thói quen tốt trong việc chăm sóc da về lâu dài.

Nhược điểm

  • Phương pháp điều trị bằng sản phẩm thiên nhiên chỉ nên thực hiện trong những giai đoạn đầu của bệnh khi viêm lỗ chân lông đang ở mức độ nhẹ, các lỗ chân lông chưa xuất hiện mủ viêm.  

Điều trị bằng công nghệ

Phương pháp laser sử dụng năng lượng ánh sáng để tác động trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông. Từ đó, tia laser sẽ tiêu diệt ổ vi khuẩn ở dưới da, làm giảm tình trạng nổi mụn, mẩn đỏ trên da. 

Ưu điểm: Ít gây đau đớn cho người bệnh, hiệu quả cao.

Nhược điểm: Chi phí điều trị tốn kém. Ngoài ra, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải chăm sóc da cẩn thận sau khi trị liệu để tránh tình trạng da bị tái viêm nhiễm, nhiễm trùng gây sẹo, phồng rộp da.

Hiện nay, điều trị viêm lỗ chân lông bằng công nghệ, máy móc được nhiều spa, thẩm mỹ viện... đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên điều trị ở những địa chỉ có bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vẫn kỹ về phương pháp này, hoặc chính bác sĩ Da liễu thực hiện kỹ thuật sẽ yên tâm hơn. 

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng thuốc

Với một loại bệnh da liễu phức tạp như viêm lỗ chân lông, bạn nên đến để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu kiểm tra và tư vấn hướng điều trị cụ thể, tránh để lâu mà gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. 

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi, thuốc uống, mỹ phẩm phù hợp để điều trị viêm lỗ chân lông. Trong trường hợp bị viêm lỗ chân lông nặng, trên da xuất hiện nhọt lớn, mưng mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định làm tiểu phẫu để loại bỏ dịch mủ. 

Kèm theo thủ thuật sẽ là đơn thuốc gồm các loại thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng để hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm, mưng mủ trở lại sau thủ thuật. Ngoài ra,  kết hợp sử dụng với thuốc làm liền sẹo, mờ sẹo để tránh tình trạng da bị sẹo sau tiểu phẫu.

Nếu bạn chưa có thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám thì có thể đặt lịch khám với các bác sĩ da liễu hàng đầu qua video tại BookingCare. 

Phòng ngừa bệnh Viêm lỗ chân lông

Bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông quay trở lại với những lời khuyên sau:

  • Tránh quần áo chật. Nó giúp giảm ma sát giữa da và quần áo.
  • Làm khô găng tay cao su giữa các lần sử dụng. Nếu bạn đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng, lộn từ trong ra ngoài, rửa sạch bằng xà phòng và lau khô.
  • Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu
  • Sử dụng khăn lau hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ nhàng trước khi cạo
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo lông
  • Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt
  • Xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy lông (thuốc làm rụng lông) hoặc các phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù chúng cũng có thể gây kích ứng da.
  • Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch và hồ nước nóng. Và nếu sở hữu bồn nước nóng hoặc một hồ nước nóng, hãy làm sạch nó thường xuyên và thêm clo theo khuyến cáo.
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết