Xem ngay: Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Tác giả: - Xuất bản: 06/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 12/12/2023
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng - Ảnh: BookingCare
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được điều trị bằng phương pháp nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bất kì một biểu hiện đau mỏi lưng dưới dai dẳng, bất thường nào cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, đặc biệt là ở những người từ độ tuổi 45. Nắm được những triệu chứng của bệnh là yếu tố quan trọng để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh mãn tính và tiến triển dần dần theo thời gian. Phòng ngừa và điều trị bệnh sớm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các biến chứng.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị bằng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng để làm giảm cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen natri,...

Loại thuốc và liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trong trường hợp thuốc uống không có tác dụng, người bệnh có thể được đề nghị tiêm thuốc. Một số loại thuốc giảm đau như: tiêm corticoid giảm đau, tiêm thẩm phân ngoài màng cứng, tiêm phong bế thần kinh, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là những phương pháp hiện đại đang được áp dụng tại các cơ sở y tế và đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này không đem đến lợi ích lâu dài.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh được khuyến khích điều trị bằng các phương pháp điều trị thay thế thuốc sau đây:

Châm cứu

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh châm cứu có công dụng hiệu quả trong việc làm giảm những cơn đau lưng. Phương pháp này sử dụng thủ thuật chèn kết hợp với dùng châm (kim) để tác động vào huyệt trên cơ thể. 

Đèn hồng ngoại, điện cực,... cũng có thể được sử dụng kết hợp trong quá trình châm cứu để làm tăng hiệu quả điều trị.

Điện xung

Phương pháp này sử dụng các thiết bị nhỏ có thể tạo ra xung điện ở mức cơ thể chấp nhận được. Các xung điện sẽ tác động vào khu vực bị tổn thương để giảm triệu chứng đau đớn.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống

Người bệnh có cột sống bị tổn thương, biến dạng như: cong, gù, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm thể nhẹ,... Bác sĩ có thể nắn chỉnh để hỗ trợ giảm đau cột sống, đưa cột sống về đúng vị trí ban đầu.

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nặng kèm theo nhiều biến chứng như: biến dạng cột sống, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm nặng,... Phẫu thuật là điều khó có thể tránh khỏi bởi khi này, 2 biện pháp điều trị nêu trên gần như không có tác dụng.

Các biến chứng thường gặp do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp nhất:

Yếu chân tay

Thoái hóa cột sống thắt lưng không được điều trị trong thời gian dài có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép. Dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất là tình trạng tê tay với thoái hóa cột sống vùng lưng hoặc tê chân với thoái hóa cột sống thắt lưng.

Lâu dần, người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động hoặc tàn phế. 

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra biến chứng thoát vị đĩa đệm, rủi ro teo cơ, tàn phế là rất lớn nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình

Xương sống chèn ép lên các dây thần kinh trung ương có thể gây chèn ép mạch máu tạo ra chứng rối loạn tiền đình. Biểu hiện của người bệnh thường là cảm giác mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, chán ăn.

Người cao tuổi gặp biến chứng này thường xuất hiện tình trạng chóng mặt, rất nguy hiểm khi leo cầu thang hoặc trong các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Thoái hóa cột sống thắt lưng rất khó để tránh khỏi bởi đây cũng là một phần của lão hóa. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể phòng ngừa vấn đề này đến sớm và làm giảm các triệu chứng thoái hóa bằng cách nâng cao sức khỏe hàng ngày, rèn luyện thể thao và đi khám ngay khi cơ thể có những biểu hiện đau nhức bất thường.