Xem ngay: Cách chăm sóc da an toàn sau khi lấy nhân mụn
Cách chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn
Cách chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Cách chăm sóc da an toàn sau khi lấy nhân mụn

Tác giả: - Xuất bản: 22/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 22/12/2023
Căm sóc da sau nặn mụn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa tình trạng thâm, sẹo mà không phải chị em nào cũng biết.

Da mặt sau khi lấy nhân mụn tại cơ sở uy tín thường nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, có thể dẫn đến viêm nhiễm và sẹo xấu nếu không được chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em những thông tin và lời khuyên hữu ích để có thể chăm sóc da an toàn, đúng cách sau nặn mụn.

Những lưu ý khi chăm sóc da sau lấy nhân mụn

Sau khi nhân mụn được loại bỏ, tầng biểu bì của da mặt xuất hiện những lỗ hổng nhỏ, lúc này da đang bị tổn thường và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm da, khiến mụn mọc trở lại, để lại vết thâm hoặc sẹo xấu mất thẩm mỹ.

Chăm sóc da cẩn thận sau lấy nhân mụn sẽ giảm thiểu được những rủi ro này. Chị em cần ghi nhớ những lưu ý khi chăm sóc da mặt sau lấy nhân mụn dưới đây để có một làn da khỏe mạnh nhất:

  • Giữ vệ sinh da mặt, đặc biệt là vùng da vừa được lấy nhân mụn

Trong quá trình vệ sinh da mặt, chị em cần lưu ý những loại nước tẩy trang, sữa rửa mặt, toner,... đang sử dụng có an toàn cho da nhạy cảm hay không. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại hóa mỹ phẩm nào lên da mặt sau khi vừa mới nặn mụn. Rửa sạch tay trước khi dùng tay vệ sinh da mặt.

Ưu tiên chỉ rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước muối sinh lý trong 1 - 2 ngày đầu tiên sau nặn mụn.

  • Sử dụng các sản phẩm phục hồi da và kháng viêmngay sau khi nặn mụn và những ngày tiếp theo

Vùng da sau lấy mụn bị tổn thương và sẽ cần một lớp màng bảo vệ, đồng thời cung cấp dưỡng chất để da phục hồi nhanh hơn, hạn chế thâm và sẹo.

Một số loại kem bôi tại chỗ mà chị em có thể sử dụng bao gồm: thuốc mỡ kháng khuẩn, kem kháng sinh có chứa clindamycin, gel lô hội hoặc niacin,... Để có thể chắc chắn da mặt phù hợp với loại kem nào, chị em cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

  • Dưỡng ẩm cho da

Da sau lấy mụn cần được dưỡng ẩm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên như bột yến mạch, trái cây… sẽ bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, giảm thâm nám, giảm sẹo…

  • Sử dụng kem chống nắng

Làn da sau nặn mụn càng nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Da dễ bị tổn thương bởi tác động của tia cực tím. Chị em nên sử dụng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm với SPF từ 30 trở lên khi đi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sử dụng mũ, khẩu trang và che chắn kĩ khi phải ra ngoài.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sau nặn mụn

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị mụn. Chị em cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ, thực phẩm tươi. Tránh các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

  • Xây dựng lối sống lành mạnh

Điều này bao gồm những yếu tố cơ bản trong cuộc sống hàng ngày như: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay ga gối đệm hàng tuần, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng, không thức khuya, ngủ đủ giấc,...

Những điều không nên làm sau khi lấy nhân mụn

Bên cạnh những lời khuyên mà chị em cần thực hiện sau khi lấy nhân mụn, dưới đây là một số điều chị em cần tránh để có thể ngăn ngừa những rủi ro xấu xảy đến với làn da của mình:

  • Trang điểm sau khi nặn mụn
  • Sử dụng tẩy tế bào chết
  • Sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh da mặt chứa chất tẩy rửa mạnh
  • Thường xuyên đưa tay lên mặt
  • Dùng khăn tắm để lau mặt
  • Ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Căng thẳng, stress
  • Không uống đủ nước
  • Không bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi...
  • ...

Trên đây là một số thông tin cũng như lời khuyên hữu ích giúp chị em chăm sóc da an toàn sau nặn mụn. Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng da không cải thiện hoặc tiến triển xấu hơn, chị em cần thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết