Xơ gan mất bù: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Xơ gan mất bù: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Xơ gan mất bù: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Xơ gan mất bù: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Xơ gan mất bù: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 28/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 28/02/2024
Xơ gan mất bù là một bệnh nguy hiểm, đòi hỏi sự quan tâm và điều trị kịp thời. Theo dõi bài viết để biết các triệu chứng của xơ gan mất bù, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Xơ gan mất bù là tình trạng mà gan không thể hoạt động bình thường do tổn thương cấu trúc của gan. Điều này gây ra sự suy giảm chức năng gan, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Xơ gan mất bù là một trạng thái sức khỏe nguy hiểm, đòi hỏi sự quan tâm và điều trị kịp thời. 

Theo dõi bài viết để biết các triệu chứng của xơ gan mất bù, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Các triệu chứng thường gặp của xơ gan mất bù

Xơ gan thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Nhưng khi tiến triển thành xơ gan mất bù, nó có thể gây ra:

  • Vàng da, vàng mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân.
  • Dễ chảy máu và bầm tím.
  • Bụng chướng do tích tụ chất lỏng (cổ trướng).
  • Phù chân, phù toàn thân.
  • Nhầm lẫn, nói ngọng hoặc buồn ngủ (bệnh não gan).
  • Buồn nôn và chán ăn.
  • Tĩnh mạch mạng nhện.
  • Vết đỏ trên lòng bàn tay.
  • Tinh hoàn co lại và phát triển vú ở nam giới.
  • Ngứa toàn thân.

Những ai dễ mắc xơ gan mất bù

Những người sau dễ mắc xơ gan mất bù

  • Người sử dụng rượu bia thường xuyên: Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, và xơ gan mất bù.
  • Người mắc viêm gan virus B, C: Viêm gan virus B, C là những bệnh lý mạn tính có thể gây xơ gan mất bù.
  • Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển xơ gan mất bù.
  • Người mắc bệnh gan nhiễm sắt: Bệnh gan nhiễm sắt có thể gây xơ gan tiền thân của xơ gan mất bù.
  • Người mắc bệnh gan nhiễm đồng.
  • Người mắc bệnh xơ nang.
  • Những người ăn uống k lành mạnh.
  • Người béo phì dễ mắc các bệnh về gan.

Nguyên nhân dẫn tới xơ gan mất bù

Bất cứ điều gì gây tổn hại cho gan đều có thể dẫn đến xơ gan mất bù. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ gan là:

  • Uống nhiều rượu bia.
  • Viêm gan B mãn tính hoặc viêm gan C.
  • Tích tụ mỡ trong gan.

Các nguyên nhân có thể khác của bệnh xơ gan bao gồm:

  • Tích tụ sắt
  • Bệnh xơ nang
  • Tích tụ đồng
  • Ống mật được hình thành kém
  • Bệnh tự miễn của gan
  • Chấn thương ống mật
  • Nhiễm trùng gan
  • Dùng một số loại thuốc gây phá hủy gan, chẳng hạn như methotrexate, giảm đau, đông y,...
  • Các yếu tố di truyền cũng có thể góp phần vào nguy cơ phát triển xơ gan mất bù.

Chẩn đoán xơ gan mất bù như thế nào?

Thông thường các bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị xơ gan mất bù khi bắt đầu có các triệu chứng xơ gan, chẳng hạn như vàng da hoặc rối loạn tâm thần. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm các cận lâm sàng để xác định xơ gan giai đoạn nào (có 3 giai đoạn xơ gan: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối), xơ gan do nguyên nhân gì và xơ gan đã có biến chứng gì chưa?

  • Xét nghiệm máu để xác định chức năng gan và các nguyên nhân của xơ gan cũng như các biến chứng xơ gan.
  • Sinh thiết gan: Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về mức độ tổn thương gan.
  • Siêu âm gan.
  • Chụp CT, MRI.
  • Đo độ đàn hồi cộng hưởng từ hoặc đo độ đàn hồi thoáng qua, là các xét nghiệm hình ảnh phát hiện tình trạng xơ cứng của gan.
  • Nội soi dạ dày: xác định xem đã có biến chứng giãn các mạch máu của thực quản và đáy vị do xơ gan gây ra hay không.

Xơ gan mất bù được điều trị ra sao?

Để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Giai đoạn bệnh gan: các giai đoạn của xơ gan.
  • Các nguyên nhân gây xơ gan.
  • Các biến chứng của xơ gan.
  • Tiền sử bệnh.
  • Sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người bệnh.

Một số phương pháp điều trị xơ gan mất bù:

  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào hoặc ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng mới.
  • Dùng thuốc để giúp đông máu.
  • Dùng thuốc để cải thiện lưu lượng máu đến gan.
  • Áp dụng chế độ ăn ít muối.
  • Không sử dụng thuốc kích thích hoặc rượu.
  • Uống thuốc lợi tiểu khi người bệnh bị tràn dịch ổ bụng (cổ trướng), tuy nhiên cẩn thận khi sử dụng lợi tiểu do gây rối loạn một số chất trong cơ thể nếu sử dụng lợi tiểu lâu dài.
  • Dùng thuốc kháng vi-rút để kiểm soát bệnh viêm gan B hoặc C mãn tính.
  • Chọc hút dịch cổ trướng nếu bệnh nhân có quá nhiều dịch trong ổ bụng.
  • Kích hoạt tế bào gốc tủy xương hoặc ghép tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương.
  • Ghép gan là phương pháp điều trị cuối cùng cho xơ gan mất bù.
  • Các phương pháp khác sẽ cụ thể hơn với mỗi giai đoạn của xơ gan.

Ghép gan giúp thay thế gan bị tổn thương bằng một gan khỏe mạnh. Việc cấy ghép gan được thực hiện bằng một phần hoặc toàn bộ gan từ người hiến tặng. Mô gan có thể tái tạo nên ai đó có thể nhận được một phần gan từ người hiến tặng còn sống. Cả gan được cấy ghép và gan của người hiến tặng sẽ tái tạo trong vòng vài tháng.

ghép gan điều trị xơ gan mất bù
Ghép gan là phương pháp điều trị cuối cùng cho xơ gan mất bù - Ảnh: Canva.com

Phòng tránh xơ gan mất bù

  • Không sử dụng rượu bia.
  • Quản lý cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Dùng thuốc cẩn thận, lựa chọn thuốc cẩn thận để tránh gây nhiễm độc gan.
  • Tiêm phòng viêm gan để tránh tổn thương cấp tính do virus.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh căng thẳng, stress.

Xơ gan mất bù là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc nhận biết các dấu hiệu xơ gan mất bù và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng này và bảo vệ sức khỏe của gan.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết