Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì sử dụng sữa có an toàn hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề xoay quanh việc uống sữa đối với người tiểu đường có tác động như thế nào?
Các chất dinh dưỡng có trong sữa
Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của bạn vì đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nhưng nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và carbohydrates, gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một cốc sữa nguyên béo gồm có:
- 152 calo
- 7 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Một cốc sữa ít chất béo có:
- 122 calo
- 4,5 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Một cốc sữa không chất béo có:
- 84 calo
- Ít hơn 1 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn chứa nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bằng cách quản lý chất béo trong chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể làm giảm nguy cơ này. Dựa trên những con số cụ thể về hàm lượng dinh dưỡng có trong một ly sữa, chúng ta đã có thể phân loại và lựa chọn những loại sữa phù hợp cho người bệnh tiểu đường, vừa đảm bảo lượng calo hợp lý vừa hạn chế các chất béo và carbohydrate không tốt cho người bệnh.
Người bệnh tiểu đường có uống sữa được không?
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống sữa, dưới đây là những lưu ý mà bạn cần biết
Hầu hết chất béo trong sữa là loại không tốt cho sức khỏe. Khi có thể, hãy chọn sữa ít béo hoặc không béo để bạn nhận được canxi và các chất dinh dưỡng khác mà không cần thêm chất béo. Các carbohydrate (carbs) trong sữa bị phân hủy và trở thành đường trong máu của bạn.
Với bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, bạn phải theo dõi lượng của mình. Uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bằng cách nạp một lượng carb trong ngày, bạn có thể giữ mức đường huyết luôn ổn định.
Với mức đường huyết được kiểm soát tốt, tức trong khoảng từ 100 – 120 mg/ dl, người bệnh vẫn có thể uống thêm sữa tươi không đường. Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng: 100ml sữa tươi cung cấp khoảng 60 kcal, trong đó có đầy đủ thành phần chất béo, chất đạm và đặc biệt có cả carbohydrate (sẽ chuyển hóa thành glucose). Như vậy để uống thêm 1 hộp sữa tươi không đường bệnh nhân phải giảm bớt khẩu phần ăn trong ngày xuống (chủ yếu là bớt cơm, hay bún, phở, mì,…).
Nếu đang có thói quen uống sữa, bạn có thể bắt đầu với một khẩu phần sữa nhỏ hơn bình thường, giảm dần và duy trì ở mức ổn định để xem nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Theo thời gian, bạn sẽ thấy được hiệu quả tích cực.
Các loại thực phẩm thay thế sữa bò
Bạn có thể tìm kiếm những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thay thế cho sữa bò nếu bạn không dung nạp đường sữa hoặc dị ứng sữa. Các lựa chọn thay thế sữa có thể kể đến như:
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Dừa
- Sữa dê
- Yến mạch
- Đậu xanh
- Đậu phộng
- Đậu nành
Lưu ý khi mua sữa
- Đọc nhãn trên từng loại sữa trước khi chọn. Lưu ý các loại sữa có đường, ít đường, không đường. Tìm hàm lượng chất béo và carbohydrate ghi trên bao bì. Nếu có thể, hãy chọn loại sữa không đường.
- Đảm bảo rằng loại sữa bạn chọn cung cấp dinh dưỡng phù hợp với mục tiêu ăn kiêng cá nhân của bạn.
- Một số loại sữa, chẳng hạn như sữa đậu nành, sữa gạo và sữa yến mạch,... có thể có nhiều carbs hơn sữa bò.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Người tiểu đường có uống được sữa hay không. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc khác xoay quanh vấn đề bệnh tiểu đường, hãy truy cập cẩm nang BookingCare để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.