4 cách điều trị viêm thanh quản tại chỗ

Viêm dây thanh quản
Viêm dây thanh quản
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể điều trị tại chỗ bằng các cách như: xông hơi, khí dung, chấm thuốc hay bôi thuốc vào thanh quản... để giảm tình trạng viêm thanh quản.

Viêm thanh quản là tình trạng viêm từ kích thích, lạm dụng hoặc nhiễm trùng. Khi thanh quản bị viêm gây ra sưng, biến dạng âm thanh khiến giọng nói thay đổi. Trong một số trường hợp, viêm thanh quản khiến người bệnh phát âm không ra tiếng.

Việc phát hiện và điều trị muộn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng thanh quản, nhiễm trùng có thể lan truyền đến các bộ phận khác của đường hô hấp. Vì vậy, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng ngay khi xuất hiện triệu chứng viêm thanh quản.

4 cách điều trị viêm thanh quản tại chỗ 

Với bệnh viêm thanh quản, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ người bệnh cũng có thể được điều trị tại chỗ bằng các cách đơn giản như: xông hơi, khí dung, chấm thuốc hay bôi thuốc vào thanh quản.

Xông hơi

Cũng như xông hơi ở họng, xông hơi ở thanh quản cũng được áp với nước nóng, tinh dầu hay thuốc bay hơi ở nhiệt độ 40 – 50 độ.

Cách điều trị này ít được thực hiện với thanh quản, nhất là với trẻ em vì dễ gây ho, sặc, thiếu thở tăng. Xông hơi thường chỉ thực hiện với trường hợp viêm thanh quản mãn.

Khí dung

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, có thể để ống khí dung qua đường mũi (với trẻ em), qua đường miệng hay qua mặt nạ (masque) úp che mũi miệng (với trẻ nhỏ). Bệnh nhân cần thở sâu, dài để thuốc có thể vào tới thanh quản.

Thuốc sử dụng tùy theo yêu cầu điều trị, thường khí dung với:

  • Dung dịch kháng sinh, không dùng nồng độ cao ảnh hưởng tới sự hấp thu của niêm mạc.
  • Corticoid. 
  • Dùng phối hợp kháng sinh và corticoid.

Mỗi lần dùng khí dung với 2 – 3ml, ngày 1 đến 3 lần. Nên sử dụng các máy khí dung có hạt nhỏ 15 - 30µ, khí dung siêu âm để đưa thuốc tới thanh quản tốt hơn.

Chấm thuốc thanh quản

  • Bác sĩ một tay cầm gương soi thanh quản, một tay cầm que bông chấm thuốc thanh quản, đưa xuống hạ họng, vượt qua mặt trong của sụn nắp để đưa đầu bông thuốc vào đúng tầng thanh môn, trên mặt hay dây thanh.
  • Bệnh nhân tự cầm mảnh gạc, kéo lưỡi ra ngoài, ngửa cổ, kêu ê ê ê…
  • Que bông được chấm thuốc như glycerinborat, dung dịch corticoid, kháng sinh, gel chống nấm…

Lưu ý: Miếng bông phải được quấn chặt, không để rơi thành dị vật thanh quản gây nguy hiểm.

Bơm thuốc vào thanh quản

Cũng thực hiện như chấm thuốc thanh quản nhưng thay que bông bằng bơm tiêm (1 – 2ml), có kim tiêm dài, cong như que bông thanh quản, đầu tù và được vặn chắc vào bơm tiêm. Thuốc dùng tùy theo yêu cầu điều trị:

  • Dung dịch kháng sinh, kháng nấm hay corticoid.

Khi đưa đầu kim tiêm tới mặt trong sụn nắp, hướng đầu mũi kim tới thanh môn, bơm nhanh thuốc lên mặt hai dây thanh. Với phương pháp này, để an toàn hơn thì người bệnh nên gặp các bác sĩ Tai Mũi Họng giúp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa

Nếu người bệnh chưa biết cách tự xử trí viêm thanh quản tại chỗ, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu cần thiết. 

Để được khám và tư vấn viêm thanh quản với bác sĩ giỏi, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Tải ứng dụng BookingCare về điện thoại di động (tải về tại đây: https://bookingcare.vn/app)
  • Truy cập BookingCare.vn, chọn chuyên khoa "Bác sĩ Tai Mũi Họng từ xa". Sau đó chọn bác sĩ và khung giờ phù hợp
  • Đến giờ đã hẹn, bạn chú ý điện thoại vì bác sĩ sẽ gọi theo khung giờ bạn đã đặt
  • Nếu cần làm xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định, hoặc viết giấy chỉ định
  • Nếu cần sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn và chụp ảnh gửi trên ứng dụng...