5 biến chứng sản khoa thường gặp và cách phòng tránh

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 25/12/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Những tai biến sản khoa nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi.

5 biến chứng sản khoa thường gặp và cách phòng tránh

Tai biến sản khoa là những biến chứng trầm trọng có thể xảy ra từ lúc mang thai, trong quá trình sinh nở, thậm chí trong thời kỳ hậu sản. Những tai biến sản khoa nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi, thậm chí nặng nề nhất là gây tử vong cho mẹ và bé.

5 biến chứng sản khoa thường gặp

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh (chảy máu sau đẻ) là tai biến sản khoa thừờng gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu. Chảy máu sau đẻ là chảy máu sau khi sổ thai trên 500ml hoặc có ảnh hưởng xấu đến thể trạng của sản phụ.

Băng huyết sau sinh có thể xảy ra sớm trong vòng 24 giờ sau đẻ hoặc xảy ra muộn đến 6 tuần của thời kỳ hậu sản.

Có hai nguyên nhân thường gặp gây ra băng huyết là: Tử cung bị giảm độ đàn hồi và âm đạo, cổ tử cung bị rách.

Đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ gặp băng huyết sau sinh là những sản phụ thiếu máu, sinh con quá to (trên 4kg),sinh đẻ nhiều lần, đa thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, tử cung có chất lượng xấu (có sẹo mổ, có nhân xơ),bánh nhau bám thấp ở đoạn dưới tử cung là nơi có ít cơ hơn nên sẽ gò không tốt sau sinh...

Tiền sản giật

Tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ được biểu hiện bởi huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng. Biến chứng này ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai.

Tiền sản giật có thể khiến người mẹ gặp tai biến mạch máu não, suy thận, vỡ gan hay tử vong. Nguy cơ tiền sản giật có thể được chẩn đoán trước khi sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm máu, nước tiểu thường xuyên trước khi sinh để quyết định phương pháp sinh đẻ phù hợp. Mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật.

Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ.

Trước đây, cứ 10 sản phụ gặp tai biến này thì 1 người tử vong do nhiễm khuẩn sau sinh. Thai phụ sau khi sinh 1 ngày nếu có sốt cần nghĩ đến nhiễm trùng hậu sản. Vì nhiễm trùng hậu sản có các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, trướng bụng, dịch thoát ra có mùi hôi và thường có mủ.

Nguy cơ nhiễm khuẩn đến từ các yếu tố giữ gìn vệ sinh thai nghén, sức khỏe yếu, thiếu máu,…Mức độ nhiễm khuẩn nặng nhẹ tùy vào sức khỏe bệnh nhân, loại vi khuẩn, thời điểm phát hiện, điều kiện chăm sóc và điều trị.

Mẹ bầu nên kiểm tra thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường ở thai nhi

Tắc mạch ối

Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được. Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính.

Yếu tố nguy cơ dẫn tới tạch mạch ối ở phụ nữ mang thai:

  • Sản phụ trên 35 tuổi, con rạ nguy cơ cao hơn con so.
  • Mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forcep, giác hút, chọc ối.
  • Đa ối, đa thai, rau tiền đạo, rau bong non, sản giật....
  • Tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung.

Thời điểm tắc mạch ối rất khác nhau: 12% số trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên, 70% xảy ra trong chuyển dạ, 11% xảy ra sau đẻ qua đường âm đạo, 19% xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ.

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung thường xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ đẻ nhưng cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Trong lúc chuyển dạ, cơn co bóp tử cung tăng quá mức nhưng vẫn không đẩy thai nhi ra được vì đường ra bị cản trở, đoạn dưới của tử cung sẽ mỏng quá mức rồi vỡ.

Thai chui ra ngoài tử cung qua chỗ vỡ và nằm trong ổ bụng. Vỡ tử cung thường xảy ra ở trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường (ngôi ngang),đa thai hoặc có vết mổ ở tử cung. Tai biến này có tỷ lệ tử vong rất cao với cả mẹ và con.

Phòng tránh biến chứng sản khoa

Những biến chứng trong khi mang thai và sau khi sinh là điều mà không một mẹ bầu nào mong muốn. Trong các loại tai biến sản khoa, một số tai biến có dấu hiệu báo trước, cũng có một số tai biến xảy ra đột ngột, khó có thể lường trước. Do vậy, để có một chu kỳ mang thai khỏe mạnh, quá trình sinh con an toàn, thai phụ cần:

  • Thăm khám thai định kỳ theo quy định của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí.
  • Vệ sinh sạch sẽ trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là sau khi sinh, bởi đây chính là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cơ thể sản phụ
  • Thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng, đủ chất. Bổ sung các chất cần thiết, tránh gây thiếu máu, khiến sản phụ dễ bị tụt huyết áp và chảy máu khi sinh.

Bên cạnh đó, việc tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức về dinh dưỡng của mẹ khi mang thai, cách chăm sóc thai kỳ để con sinh ra khỏe mạnh, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển dạ, cách dự phòng biến chứng sau sinh…

 
 
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)
2. http://vtv.vn/suc-khoe/nhung-tai-bien-san-khoa-thuong-gap-nhat-va-luu-y-20170519205858811.htm
3. https://tuoitre.vn/cac-tai-bien-san-khoa-nguy-hiem-1308852.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/