5 Điều nên làm để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
phòng ngừa ung thư cổ tử cung
5 điều nên làm để phòng ngừa ung thư cổ tử cung - Ảnh: BookingCare

5 Điều nên làm để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tác giả: - Xuất bản: 30/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi. Nhiễm trùng kéo dài với một số type virus HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Vậy cần làm gì để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Bất kỳ phụ nữ nào đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi. Nhiễm trùng kéo dài với một số type virus HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.

HPV là một loại virus phổ biến được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục. Ít nhất một nửa số người có quan hệ tình dục sẽ nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời, tuy vậy phần lớn cơ thể tự đào thải được virus ra khỏi cơ thể nhưng một số ít bệnh nhân sẽ bị nhiễm virus kéo dài và diễn tiến thành ung thư.

Vậy cần làm gì để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

5 điều nên làm để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin phòng virus HPV

Vắc xin phòng virus HPV giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số type virus HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

  • Nên tiêm vắc-xin ngừa HPV cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi nhưng có thể tiêm bắt đầu từ 9 tuổi.
  • Vắc-xin HPV cũng được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 26 tuổi trở lên nếu chưa tiêm phòng.
  • Tiêm phòng HPV không được khuyến khích cho tất cả những người trên 26 tuổi. Tuy nhiên, một số người từ 27 đến 45 tuổi chưa được tiêm phòng có thể quyết định tiêm vắc xin HPV sau khi được bác sĩ tư vấn về nguy cơ nhiễm vi rút HPV mới và những lợi ích có thể có của việc tiêm phòng.

Tiêm phòng HPV giúp ngăn ngừa nhiễm trùng HPV mới, nhưng không điều trị được các nhiễm trùng hoặc bệnh hiện có. Đây là lý do tại sao vắc-xin HPV hoạt động tốt nhất khi được tiêm trước khi tiếp xúc với vi-rút. Nên đi kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên, ngay cả khi đã tiêm vắc xin ngừa HPV.

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên

Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên nên có thói quen khám sức khỏe sinh sản thường xuyên 6 tháng - 1 năm một lần để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Hai xét nghiệm sàng lọc có thể giúp tìm ra những thay đổi có thể trở thành tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.

  • Xét nghiệm tế bào học (Pap test): Phát hiện những thay đổi ở mức độ tế bào trên cổ tử cung, có thể trở thành ung thư cổ tử cung nếu chúng không được điều trị thích hợp.
  • Xét nghiệm HPV tìm kiếm type vi-rút HPV nguy cơ cao có thể gây ra những thay đổi tế bào này.

Sinh hoạt tình dục an toàn

Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Không hút thuốc lá: khói thuốc lá có thể gây ra nhiều nguy cơ, trong đó có ung thư cổ tử cung.
  • Vận động thể lực: Cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể loại bỏ được các tác nhân gây bệnh, trong đó có HPV nguy cơ cao.

Vệ sinh đồ lót đúng cách

Thay đồ lót mỗi ngày, giặt sạch với nước giặt chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Không giặt chung đồ lót với quần áo khác và thay mới đồ lót sau 3 tháng sử dụng.

Chủ động thăm khám định kỳ và tránh các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ sống khỏe hơn.

Trên đây là 5 điều nên làm để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin cần thiết tới bạn đọc.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết