5 lỗi cơ bản cần tránh trong thiết kế Website phòng khám

Có những lỗi nào cần lưu ý trong thiết kế Website phòng khám
Lưu ý các lỗi cần tránh đề thiết kế Website phòng khám hiệu quả hơn - Ảnh: BookingCare

Nói tới Marketing phòng khám, Website là nền tảng cực kỳ quan trọng. Làm Website do vậy là nhu cầu của nhiều đơn vị. Các phòng khám sẵn sàng đầu tư ngân sách, nhân sự và thời gian để thực hiện. Nhưng làm thế nào để Website cuối cùng hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu thu hút khách hàng,...? 

Để trả lời câu hỏi này, BookingCare liệt kê những lỗi đặc biệt cần tránh khi thiết kế Website phòng khám. Bởi nếu mắc những lỗi này có thể dẫn đến chuỗi nguyên nhân - kết quả, ảnh hưởng đến hiệu quả Website (không lên top, lượng truy cập thấp, trải nghiệm người dùng kém,...).

5 lỗi cơ bản cần tránh khi thiết kế Website phòng khám

Sẽ có nhiều hơn những lỗi cần tránh, nhưng dưới đây BookingCare tổng hợp, đi sâu vào 5 lỗi cơ bản và có ý nghĩa quan trọng nhất. Ở mỗi điểm cũng sẽ có lời khuyên để đơn vị tham khảo và khắc phục. 

1. Bắt tay ngay vào thiết kế mà không có kế hoạch 

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp không nói riêng các phòng khám khi thiết kế Website là bắt tay ngay vào thực thi (Website sẽ có các danh mục gì, bố cục, màu sắc, font chữ,... như thế nào) mà không có kế hoạch hoặc kế hoạch không rõ ràng hoặc ít nhất là hiểu khách hàng mục tiêu. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo một trang web hiệu quả cho phòng khám thì điều cần thiết ngay từ đầu là:

  • Xác định mục tiêu thiết kế website (làm thương hiệu, xây dựng hiện diện phòng khám trên Google, kênh thu hút khách hàng, chuyển đổi đặt lịch khám,...)
  • Khách hàng mục tiêu là ai? Nhu cầu của họ như thế nào?
  • Cách mà khách hàng sẽ truy cập, tương tác trên Website phòng khám?
  • ...

Từ việc hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng tiềm năng, hãy chuyển đổi những nhu cầu này thành thiết kế Website đáp ứng mong đợi của họ. Bởi cuối cùng, người dùng cũng là người trực tiếp tìm kiếm thông tin, truy cập Website. 

Lời khuyên:

BookingCare gợi ý bạn có thể áp dụng Design Thinking - tư duy thiết kế trong thiết kế Website. Design Thinking là phương pháp luận về quá trình tìm hiểu người dùng, xác định vấn đề và đưa ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó.

Chia sẻ ngắn gọn về 5 giai đoạn của Design Thinking bao gồm: 

  • Thấu hiểu (Empathize) - thấu hiểu người dùng
  • Xác định (Define) - nhu cầu của người dùng, vấn đề của họ
  • Sáng tạo (Ideate) - đưa ra những ý tưởng và xác định những thách thức
  • Nguyên mẫu (Prototype) - Bắt đầu triển khai các ý tưởng
  • Thử nghiệm (Test) - Kiểm tra, nhận phản hồi từ mục tiêu với nguyên mẫu

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Design Thinking và áp dụng. 

2. Thiết kế Website không thân thiện với thiết bị di động

Tìm kiếm trên thiết bị di động đã chiếm hơn một nửa số lượt tìm kiếm trên Google.com. 

Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet, lượng người dùng Smartphone cao (Việt Nam nằm top 10 quốc gia có số lượng Smartphone nhiều nhất thế giới - theo Theo khảo sát của Statista (2021)),lượng người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động cũng ngày càng tăng. 

Thiết kế Website thân thiện với thiết bị di động do vậy được đặt lên hàng ưu tiên, phải đảm bảo.

Thực tế, nhiều đơn vị sai lầm khi chỉ tối ưu hóa trang web trên máy tính. Đây là lý do làm mất đi lượng lớn lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng của phòng khám.

Hơn nữa, nếu Website không thân thiện với thiết bị di động thường ảnh hưởng vị trí thấp trong trang kết quả tìm kiếm. 

Lời khuyên:

  • Thiết kế trang Web thân thiện thiết bị di động có nghĩa là tập trung vào khả năng điều hướng đơn giản, rõ ràng, giúp kết nối mọi người với những gì họ đang tìm kiếm.
    • Đơn giản hóa Menu trang Web
    • Giữ cho mọi thứ hiển thị mà không cần phải phóng to để đọc (font chữ, hình ảnh,...)
    • Dễ thao tác các bước
    • Tối ưu thời gian tải trang: khách truy cập sẽ rời trang Web trên thiết bị di động nếu trang không tải trong vòng 3 giây. 
    • ...
  • Google Search Console có tính năng cho phép kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của trang web. Dưới đây là kết quả của Website BookingCare. Bạn có thể kiểm tra xem Website của mình có dễ sử dụng trên thiết bị di động hay không để có hướng khắc phục. 
Kết quả kiểm tra website thân thiện với thiết bị di động
Kết quả kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Website BookingCare - Ảnh: BookingCare

3. Thời gian tải trang chậm

Không khách hàng nào thích chờ đợi, đặc biệt là khách hàng trong lĩnh vực y tế, khi đã có nhu cầu khám chữa bệnh, lo lắng về tình trạng của mình, ưu tiên tìm hiểu thông tin nhanh chóng. Nếu thời gian load trang chậm, ngay lập tức người bệnh có thể chuyển sang web của phòng khám khác. Đặc biệt khi khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác.  

Một số lý do trang web tải chậm có thể do lưu trữ không đủ, có nhiều hình ảnh dung lượng lớn trên web, có quá nhiều chuyển hướng hoặc cài đặt quá nhiều plugin không cần thiết. 

Lời khuyên:

Bạn có thể sử dụng công cụ quen thuộc như Google PageSpeed ​​Insights để kiểm tra tốc độ trang web. Có thể cải thiện tốc độ tải trang bằng một số cách sau: 

  • Nén hình ảnh: sử dụng các công cụ nén hình ảnh để giảm kích thước, giảm dung lượng mà không làm giảm chất lượng.
  • Nhúng Video thay vì tải trực tiếp lên Website
  • Giảm chuyển hướng
  • Bật Browser Cache
  • Gỡ cài đặt Plugin không cần thiết

4. Cấu trúc trang Web cồng kênh, phức tạp

Đây là lỗi cần tránh nếu bạn không muốn tạo ra một trang Web lộn xộn (điều hướng không thuận tiện, lộn xộn bố cục, nội dung, các nút,...). 

Giải thích về cấu trúc trang Web (Site structure) là tập hợp các trang trên Website được tổ chức sắp xếp và liên kết có mục đích với nhau. 

Một cấu trúc trang Web điển hình giống như hình cái cây. Trong đó trang chủ là gốc. Các trang được liên kết từ trang chủ là các nhánh. Và từ đó mỗi trang lại có thêm các nhánh khác mọc ra từ đó. Các nhánh liên kết với nhau.

Mục đích của việc tổ chức cấu trúc trang này là nhằm:

  • Giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang Web một cách hiệu quả, hiểu được mối quan hệ giữa các trang khác nhau.
  • Giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin, thúc đẩy điều hướng sang các trang khác nhau. 

Do vậy, cấu trúc trang lộn xộn không chỉ khiến trải nghiệm người dùng trên trang kém đi, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian để tìm đến những trang mà mình mong muốn mà còn ảnh hưởng đến SEO On-page. 

Cấu trúc Website hình cây
Ví dụ về cấu trúc Website hình cây - Ảnh: Hubspot

Lời khuyên:

  • Trong trường hợp cấu trúc của trang web phức tạp, bạn có thể tạo hệ phân cấp (tạo cây phân cấp hợp lý)
  • Bạn có thể phân tích Website của các bệnh viện, phòng khám khác, xem cách đơn vị đang cấu trúc trang của họ và học hỏi, áp dụng vào Website của mình. 

5. Không có tính năng tìm kiếm 

Tìm kiếm là tính năng đơn giản nhưng cần thiết mà nhiều Website phòng khám hiện nay còn thiếu. Nếu không có hộp tìm kiếm, khách truy cập sẽ khó tìm thấy các trang cụ thể mà họ đang tìm kiếm trên trang Web của bạn.

Ngược lại nếu có tính năng tìm kiếm, khách hàng dễ dàng tìm thấy những thông tin cần trong vài giây. Điều này chắc chắn sẽ nâng cao trải nghiệm.

Lời khuyên:

  • Với Website phòng khám nên có tính năng tìm kiếm thông tin bác sĩ, dịch vụ, chuyên khoa, nội dung bài viết theo chuyên khoa,... 

Thiết kế Website phòng khám dễ dàng hơn với BookingCare

5 sai lầm BookingCare liệt kê trên là những lỗi cơ bản, phổ biến, mọi người nghe nhiều nhưng vẫn dễ mắc phải, đặc biệt với các phòng khám chưa có kinh nghiệm triển khai. Cộng tác với bên thứ 3 thiết kế Website là một gợi ý giúp phòng khám có Website tốt nhất, hiệu quả nhất.  

Thiết kế Website phòng khám là một phần trong trọn bộ Giải pháp chuyển đổi số y tế toàn diện - BookingCare_DX được BookingCare phát triển.

Giải pháp chuyển đổi số BookingCare DX ứng dụng công nghệ tiên phong được phát triển theo mô hình Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a service - PaaS) bao gồm Website, ứng dụng di động (Mobile App) và phần mềm quản trị, tích hợp 3 trong 1 nền tảng tiện ích dễ dùng. Bạn có thể tham khảo chi tiết để thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho phòng khám. 

Riêng về giải pháp Giải pháp BookingCare_DX cho Website phòng khám, sẽ có các tính năng: 

  • Thông tin giới thiệu chi tiết về phòng khám

  • Tìm kiếm bác sĩ, dịch vụ, chuyên khoa
  • Tính năng đặt lịch khám 

  • Chức năng Live chat

  • Bài viết nội dung chuẩn SEO y tế

  • Thống kê lưu lượng truy cập, đặt hẹn
  • Kết nối Fanpage/Youtube

  • ...

Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí một số tính năng Website cho phòng khám của mình. Ngoài ra, BookingCare cũng có các dịch vụ linh hoạt theo nhu cầu của đơn vị. Bạn có thể để lại thông tin để được tư vấn chi tiết. 

 
 
BookingCare tổng hợp
Tài liệu tham khảo
1. https://www.sfwpexperts.com/8-common-web-design-mistakes-to-avoid-in-2021/
2. https://support.google.com/google-ads/answer/7323900?hl=vi
3. https://blog.hubspot.com/marketing/website-architecture
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Xuất bản: 26/08/2022, Cập nhật lần cuối: 31/08/2022

BookingCare là gì?

BookingCare là một nền tảng công nghệ.

Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.

Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.

Liên hệ hợp tác
Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/