Marketing phòng khám: 5 chiến lược để bắt đầu hiệu quả

Marketing phòng khám: 5 chiến lược để bắt đầu hiệu quả
Marketing phòng khám: 5 chiến lược để bắt đầu hiệu quả

"Ngày nay, hành trình của bệnh nhân bắt đầu từ online"

Đại dịch Covid đã thay đổi đáng kể thói quen, lối sống, cùng với việc sẵn có của internet, đã khiến nhu cầu tìm kiếm thông tin về y tế, chăm sóc sức khỏe qua online ngày càng lớn.

Cộng với đó, nhu cầu phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng, tối ưu các kênh marketing của các phòng khám ngày gia tăng. Nhưng đa phần các phòng khám đều gặp khó ở kênh thu hút khách hàng online - một thị trường tiềm năng, phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng thăm khám, thu hút khách hàng qua kênh online, nội dung dưới đây BookingCare sẽ chia sẻ chi tiết chiến lược marketing online cho phòng khám để bắt đầu một cách hiệu quả. Nếu bạn chưa biết làm gì để thu hút khách hàng qua kênh online cho phòng khám của mình, mời bạn tham khảo bài viết này. Mong rằng nội dung của BookingCare sẽ hữu ích với phòng khám của bạn.

Marketing phòng khám: 5 chiến lược để bắt đầu hiệu quả

Marketing cho phòng khám là cả một chặng đường dài tuy nhiên bạn có thể bắt đầu với những điều nhỏ dưới đây.

1. Xây dựng dịch vụ y tế xuất sắc (Product)

Theo thống kê của Bộ Y tế, trên cả nước hiện có gần 40.000 cơ sở phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân. Để thu hút số lượng đáng kể bệnh nhân (khách hàng) đến thăm khám, phòng khám của bạn cần tạo ra dịch vụ y tế xuất sắc.

Sản phẩm của bạn phải thực sự tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không chỉ là một dịch vụ/sản phẩm có cũng được không có cũng xong, mà phải là sản phẩm/dịch vụ mà thị trường cần.

Khi đã có một dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt, việc marketing, quảng bá rộng rãi cho dịch vụ này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

Có thể ví dụ đơn giản, nếu dịch vụ của phòng khám tốt, khách hàng sẽ giới thiệu phòng khám đến các bệnh nhân khác, thậm chí để lại các phản hồi tốt trên các kênh online, từ đó giúp quảng bá thương hiệu của phòng khám. Tuy nhiên, nếu dịch vụ chưa tốt, hình ảnh không tốt của phòng khám sẽ được lan toả đến những khách hàng khác.

Tuy nhiên, như thế nào là một dịch vụ y tế xuất xắc? 

Có thể chia làm 2 mảng:

Dịch vụ khám chữa bệnh

Việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt, hiệu quả là mục tiêu của hầu hết bệnh viện, phòng khám. 

Chất lượng khám chữa bệnh tốt được xây dựng trên cơ sở của các yếu tố:

  • Đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm khám chữa bệnh, khám và điều trị đúng với thế mạnh của mình. Thông thường các cơ sở y tế luôn muốn tối đa hoá lợi ích trong thời gian khám bệnh của một bác sĩ. Tuy nhiên, việc khám chữa đúng với thế mạnh sẽ giúp phòng khám cũng như bác sĩ lan toả danh tiếng tốt hơn.
    Ví dụ, PGs.Ts.Bs. Nguyễn Tuyết Xương là bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Nhưng khi nhắc đến bác sĩ, rất nhiều bệnh nhân biết rằng bác có thế mạnh khám và điều trị các bệnh về tai, thính học.
  • Trang thiết bị hỗ trợ thăm khám: Đa phần các chuyên khoa đều cần sự hỗ trợ của trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân hiệu quả, chính xác hơn. Phòng khám ít nhất nên đầu tư trang thiết bị cần thiết tối thiểu và cố gắng nói cho khách hàng biết về điều này như trên website hoặc fanpage của phòng khám.
  • Kỹ thuật khám, điều trị được cập nhật: Thế giới ngày nay các kỹ thuật trong khám chữa bệnh được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Vì vậy, cơ sở y tế hãy cố gắng cập nhật các kỹ thuật mới, hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cho khách hàng của mình biết về điều này để nâng cao uy tín cho đơn vị.

Ưu tiên khám chữa bệnh theo thế mạnh, đầu tư trang thiết bị, cập nhật kỹ thuật khám chữa bệnh mới để tạo ra dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng.

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng được quan tâm nhiều hơn trong các cơ sở y tế trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự nhiều cơ sở làm tốt được điều này. 

Rất nhiều cơ sở y tế, phòng khám vẫn thường xuyên nhận được những phản hồi chưa thực sự hài lòng của khách hàng như: chậm trong khâu thủ tục thanh toán bảo hiểm, chờ đợi quá lâu khi đi khám, nhân viên y tế chưa thân thiện,...

Vẫn biết các bác sĩ vô cùng áp lực khi khám bệnh cho quá nhiều người trong ngày, nhưng từ góc độ bệnh nhân sẽ mong muốn được thăm khám tận tình, giải đáp toàn bộ các thắc mắc. Vì vậy đòi hỏi sự khéo léo trong cân bằng được nhu cầu của hai bên. Cơ sở có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

  • Truyền thông giảm bớt kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ chăm sóc tại cơ sở y tế. Hoàn toàn có thể nói về những điểm yếu của cơ sở y tế nhưng để bệnh nhân có thể hiểu và thông cảm. 
    Ví dụ: Khu vực quầy thanh toán của Bệnh viện Việt Đức thường xuyên đông đúc. Bệnh nhân nên chuẩn bị trước tiền mặt, các loại giấy tờ cần thiết để nhanh chóng hoàn thành thủ tục.
  • Làm nổi bật thế mạnh của cơ sở y tế, phòng khám, và kêu gọi sự đồng cảm từ người bệnh.
    Ví dụ: Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngàng trong khám và điều trị các bệnh ngoại khoa, phẫu thuật. Bệnh nhân ưu tiên lựa chọn thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi nên đến thăm khám tại đây. Tuy nhiên, bệnh viện rất đông bệnh nhân thăm khám, bệnh nhân nên chuẩn bị tinh thần trước về việc có thể cần chờ đợi lâu.

Bước đầu tiên của Marketing phòng khám đó là tạo ra một sản phẩm dịch vụ tốt, hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của phòng khám để có chiến lược marketing hiệu quả.

2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu (Target customer)

Dù là kênh marketing online hay offline thì bạn cũng cần xác định rõ chân dung khách hàng của mình. Một số yếu tố cần phải phác thảo rõ ràng như:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Vị trí địa lý
  • Thói quen về chăm sóc sức khỏe...

Khi xác định được rõ chân dung khách hàng, bạn sẽ tạo ra những chiến dịch, ý tưởng marketing phù hợp để thu hút nhóm khách hàng này cho phòng khám của mình. 

xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng
Xác định khách hàng mục tiêu rất quan trọng trong marketing phòng khám - Ảnh: BookingCare

Ví dụ: Đối với nhóm khách hàng là người trung niên từ 30-40 tuổi, thói quen tìm kiếm thông tin về sức khỏe sẽ khác hoàn toàn so với nhóm khách hàng từ 20-30 tuổi.

Khách hàng 30-40 tuổiKhách hàng 20-30 tuổi

Tìm hiểu thông tin nhiều trên các website

Thích các thông tin chi tiết, tìm hiểu rất kỹ trước khi ra quyết định.

Ngoài việc tìm kiếm thông tin cho bản thân, nhóm này còn tìm kiếm thông tin về chăm sóc sức khỏe cho người thân như chồng, con, bố mẹ,...

Tìm kiếm thông tin nhiều qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok

Thích các nội dung được viết theo trend -> có thể ứng dụng các tren đang có để tạo bài viết phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cần đi vào chi tiết từng chuyên khoa của phòng khám. Ví dụ, phòng khám cung cấp dịch vụ khám nam khoa: Đây là nhóm bệnh được nhiều người coi là nhạy cảm, nên cần thăm khám kín đáo, nhưng chi phí lại cần công khai, bác sĩ giỏi,.... Bạn càng phân tích kỹ hay chân dung khách hàng càng sắc nét bao nhiêu sẽ càng nâng cao tỷ lệ thành công của chiến dịch marketing bấy nhiêu.

Thấu hiểu khách hàng, thị trường sẽ giúp bạn lập kế hoạch marketing phù hợp, thu hút được nhóm khách hàng mục tiêu.

3. Lựa chọn kênh Marketing phù hợp (Channel Fit)

Hiện tại có rất nhiều kênh marketing online với lượng truy cập rất lớn và được bổ sung đều đặn qua các năm. Một số kênh phổ biến thường xuyên được nhắc đến như: Website, Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,...

Việc lựa chọn kênh marketing phù hợp với sản phẩm (Product/Channel Fit) rất quan trọng trọng việc thu hút được những khách hàng tiềm năng. Quay lại với ví dụ về phân tích chân dung khách hàng ở mục 2, nếu khách hàng của bạn nằm trong độ tuổi 30-40, có lẽ bạn nên lựa chọn đẩy mạnh marketing online qua kênh website.

Việc lựa chọn kênh marketing có thể chưa đúng ngay từ lần đầu tiên. Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm và lựa chọn ra kênh phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của phòng khám.

Tuy nhiên, với 6 năm kinh nghiệm thu hút khách hàng online, Booking nhận thấy rằng, website là một kênh thu hút khách hàng hiệu quả trong ngành y tế. Bạn cũng có thể bắt đầu kế hoạch marketing cho phòng khám bằng kênh này.

Có rất nhiều kênh marketing online, bạn cần tìm ra kênh phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của phòng khám để thu được hiệu quả

Đối với kênh website, bạn cần xây dựng nội dung theo một số lưu ý dưới đây để các trang được lên top Google:

  • Xây dựng nội dung chất lượng, hướng tới nhóm người dùng mục tiêu.
  • Tư duy 10X content - nội dung tốt hơn gấp 10 lần đối thủ.
  • Tuân theo các nguyên tắc SEO cơ bản của Google.
  • Cập nhật thông tin của cơ sở y tế, phòng khám trên Google Business.

4. Tư duy 10X Content

10X Content có nghĩa là nội dung tốt hơn gấp 10 lần đối thủ. Đây là tư duy về cách làm nội dung trên website - khái niệm được nhiều trang nước ngoài nhắc đến. 

Tuy nhiên, BookingCare nghĩ rằng, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng tư duy này trên bất kỳ hình thức marketing nào, không chỉ là content trên website, mà có thể còn là video trên youtube, tiktok, content trên Facebook.

Để có thể sản xuất nội dung tốt hơn gấp 10 lần đối thủ, bạn cần phân tích kỹ các nội dung của họ, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm của mình và lên nội dung với điểm khác biệt đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Có thể những nội dung đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên khi bạn đã tìm ra bí quyết thì có thể ứng dụng cho các nội dung khác và tạo ra kênh thu hút khách hàng tuyệt vời cho phòng khám.

10X Content rất quan trọng trong việc tạo ra các nội dung thu hút người dùng hiệu quả cho các chiến dịch marketing

5. Liên tục đo lường, học hỏi, tối ưu (Build, Measure and Learn)

Với bất kì chiến dịch marketing nào, bạn cần lựa chọn các chỉ số đo lường trước khi thực hiện để đánh giá hiệu quả của chiến dịch, có các thay đổi cần thiết khi chiến dịch chưa đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Với mỗi kênh marketing có thể có các chỉ số đo lường khác nhau, bạn cần xem mục tiêu của chiến dịch là gì để lựa chọn chỉ số phù hợp.

ứng dụng mô hinh lean startup trong marketing phòng khám
Ứng dụng mô hình Lean Startup trong Marketing phòng khám - Ảnh: BookingCare

Ví dụ:

  • Với kênh website, có thể là Traffic (lượt truy cập),Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi),Time on Page (thời gian trên trang),Churn rate (tỷ lệ rời bỏ)... 
  • Với kênh Facebook: Reach (lượt tiếp cận),Click (lượt click),Comment (số lượt bình luận),Share (lượt chia sẻ),Số người để lại thông tin/tin nhắn,...
  • Với kênh Tiktok: View (lượt xem),Follow (lượt theo dõi),...

Ngoài chỉ số đo lường, chu kỳ đo lường cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm, bạn cần lựa chọn chu kỳ đo lường đủ để chiến dịch marketing có hiệu quả, nhưng cũng không quá muộn để thay đổi.

BookingCare gợi ý bạn có thể lựa chọn chu kỳ đo lường theo 1 tuần hoặc 10 ngày, tùy theo kênh marketing và đặc thù dịch vụ, bạn có thể lựa chọn theo dõi trong vòng 1 tháng, 2 tháng,....

Sau thời gian đo lường, bạn cần phân tích những điểm thành công/điểm yếu của nội dung marketing. Từ đó phát huy những điểm thành công và cải thiện, tối ưu điểm yếu để chiến dịch thành công, cũng như áp dụng cho các chiến dịch khác.

Việc đo lường, học hỏi, tối ưu (mô hình Lean Startup) cần được thực hiện liên tục để có được các chiến dịch Marketing thành công

Giải pháp chuyển đổi số toàn diện BookingCare_DX

Thấu hiểu nhu cầu dịch chuyển marketing online của phòng khám, BookingCare ra mắt Giải pháp chuyển đổi số BookingCare_DX - ứng dụng công nghệ tiên phong được phát triển theo mô hình Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a service - PaaS) bao gồm Website, ứng dụng di động (Mobile App) và phần mềm quản trị, tích hợp 3 trong 1 nền tảng tiện ích.

Nếu phòng khám chưa biết bắt đầu marketing online từ đâu, có thể lựa chọn giải pháp website thiết kế cho phòng khám của BookingCare để bắt đầu thu hút khách hàng qua Google.

Ưu điểm Website:

  • Được tối ưu SEO, tối ưu UX/UI về y tế
  • Đầy đủ các tính năng cần thiết cho phòng khám
  • Trang bài viết cẩm nang chuẩn SEO y tế
  • Hệ thống Admin ghi nhận lịch hẹn khám 
  • Admin quản trị bài viết cẩm nang, toàn bộ thông tin trên website

Ngoài giải pháp về marketing online, BookingCare_DX còn tích hợp giải pháp nâng cao trải nghiệm, tăng gắn kết khách hàng, phòng khám hoàn toàn có thể lựa chọn gói giải pháp có các tính năng phù hợp nhất.

Tóm lại, marketing phòng khám để đạt được thành công cần thực hiện trong thời gian dài, đổi mới và học hỏi liên tục. Những chiến lược được BookingCare chia sẻ trên đây đều được tham khảo từ các tài liệu chuyên ngành cùng với sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình làm việc, vì vậy bạn đọc hoàn toàn có thể ứng dụng cho phòng khám của mình để thu hút khách hàng online thành công.

 
 
BookingCare tổng hợp
Tài liệu tham khảo
https://www.facilitiesnet.com/facilitiesmanagement/article/How-to-Create-a-Marketing-Plan-for-Facilities-Management--19091
https://tuyengiao.vn/y-te-cong-dong/huy-dong-co-so-y-te-tu-nhan-tham-gia-phong-chong-dich-covid-19-136605
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Xuất bản: 24/08/2022, Cập nhật lần cuối: 09/11/2022

BookingCare là gì?

BookingCare là một nền tảng công nghệ.

Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.

Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.

Liên hệ hợp tác
Mục lục
Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/