Gợi ý 5 ý tưởng Marketing phòng khám giúp thu hút khách hàng
Theo thống kê đến hết năm 2020, Việt Nam có hơn 270 bệnh viện tư nhân và hơn 37.600 phòng khám tư nhân. Y tế là lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng là sân chơi cạnh tranh giữa các bệnh viện, phòng khám. Do vậy, bên cạnh chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, các đơn vị cũng cần đầu tư vào Marketing phòng khám để thu hút khách hàng.
Vậy với các phòng khám muốn triển khai Marketing cần bắt đầu từ đâu? Có các ý tưởng nào để thực hiện? BookingCare chia sẻ trong bài viết theo các nội dung sau đây:
- Đầu tư Marketing phòng khám có thực sự cần thiết?
- Thực trạng Marketing phòng khám hiện nay
- Gợi ý 5 ý tưởng Marketing cho cơ sở y tế
Đầu tư Markerting phòng khám có thực sự cần thiết?
Một trong những kênh thu hút bệnh nhân chính của nhiều phòng khám tư đến từ nguồn của bác sĩ hay nói cách khác là người bệnh giới thiệu, biết đến danh tiếng của bác sĩ.
Thay vì thăm khám với bác sĩ tại bệnh viện (bệnh viện công) thường phải chờ đợi lâu, người bệnh có thể lựa chọn đến khám tại các phòng khám tư nơi bác sĩ có lịch khám ngoài giờ, sẽ thuận tiện hơn, hạn chế thời gian chờ đợi.
Dựa vào danh tiếng của bác sĩ cũng là một kênh hiệu quả. Tuy nhiên để tối đa thu hút khách hàng, duy trì hoạt động phòng khám cần đầu tư có chiến lược dài hơi hơn.
Hơn nữa phòng khám không chỉ có một số bác sĩ nổi tiếng mà còn các bác sĩ khác. Nếu dựa vào giới thiệu sẽ chỉ có bác sĩ có tên tuổi, kinh nghiệm lâu năm là đông bệnh nhân còn một số bác sĩ khác có thể không.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh các phòng khám xuất hiện ngày càng nhiều, độ cạnh tranh ngày càng cao hơn. Nếu phòng khám có chất lượng chuyên môn tốt nhưng không triển khai Marketing, phủ sóng thương hiệu rất khó để được nhiều người biết đến, thu hút khách hàng mới.
Do vậy, theo BookingCare Marketing phòng khám là hoạt động thực sự cần thiết, nên được đơn vị chú trọng để:
- Thu hút khách hàng, tăng doanh thu phòng khám
- Được nhiều người biết đến, xây dựng thương hiệu, uy tín cho phòng khám
- Tăng gắn kết, tương tác với khách hàng
Nếu chỉ dựa vào kênh truyền miệng, giới thiệu, phòng khám có thể thể bỏ lỡ lượng khách hàng lớn. Muốn thu hút khách hàng, tối đa doanh thu, phát triển lâu dài, cần thiết phải đầu tư Marketing phòng khám.
Thực trạng Marketing phòng khám hiện nay
Mặc dù không có thống kê cụ thể nhưng theo BookingCare quan sát và nhận thấy, thực tế hiện nay, nhiều phòng khám tư, đặc biệt là các phòng khám nhỏ thường chưa chú trọng làm Marketing, đặc biệt là Online Marketing.
Các đơn vị nếu có kênh Marketing như Website, Facebook,... thường chưa khai thác được hiệu quả. Việc xây dựng mang tính chất "cho có", không cập nhật thông tin hay có các hoạt động gì.
Lý giải về điều này, phần lớn chủ phòng khám là các bác sĩ. Mặc dù giỏi chuyên môn nhưng không phải ai cũng đủ hiểu, có thời gian để xây dựng thương hiệu cá nhân, thúc đẩy thương hiệu phòng khám.
Xét về ngân sách cho nhân sự Marketing, hoạt động Marketing thường sẽ hạn chế. Trong khi đó nhiều người có quan điểm chưa đúng về Marketing là phải chi rất nhiều tiền, phải có ngân sách lớn mới làm được.
Thực tế, đơn vị nào cũng có thể triển khai Marketing hiệu quả. Nguồn lực đến đâu, phát huy đến đó.
Gợi ý 5 ý tưởng triển khai cho Marketing phòng khám
Dưới đây BookingCare gợi ý 5 ý tưởng Marketing phòng khám. Các ý tưởng không xạ lạ nhưng nếu làm tốt có thể trở thành kênh Marketing 0Đ cho phòng khám.
Chia sẻ thêm BookingCare chủ yếu tập trung vào Online Marketing vì ngày nay hành trình đi khám của khách hàng bắt đầu từ Online. Đừng bỏ qua kênh này nếu phòng khám muốn tiếp cận lượng khách hàng lớn.
1. Xây dựng Website phòng khám
Website phòng khám chính là cầu nối kết nối khách hàng với cơ sở khám chữa bệnh. Khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên Google trước khi thăm khám.
Nếu phòng khám không có Website hoặc Website thiết kế không chuyên nghiệp, không cập nhật thông tin,... bạn có thể bỏ qua lượng khách hàng lớn và tự đánh mất cơ hội thu hút khách hàng. Ngược lại, Website càng chuyên nghiệp, thông tin chi tiết, rõ ràng, hữu ích càng thể hiện uy tín.
Trên Website, đơn vị có thể chủ động cung cấp thông tin:
- Giới thiệu thông tin chung về phòng khám
- Địa chỉ, thời gian khám chữa bệnh
- Chuyên khoa, dịch vụ khám chữa bệnh
- Bác sĩ giỏi
- Bảng giá dịch vụ
- Chính sách áp dụng bảo hiểm
- Nội dung chia sẻ kiến thức y khoa (dấu hiệu bệnh lý, phương pháp điều trị, lời khuyên)
Việc cung cấp đủ thông tin giúp khách hàng có thể chủ động tìm hiểu, tiết kiệm thời gian tư vấn cụ thể cho từng khách hàng.
Hiện nay, theo BookingCare, với các phòng khám, Website không chỉ đơn thuần là kênh cung cấp thông tin mà còn cần thêm tính năng đặt lịch trên Website:
- Sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7
- Thay thế gọi điện đặt lịch, không phải lúc nào cũng có nhân viên tổng đài trực 24/7
- Người bệnh có thể chủ động thời gian thăm khám nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi. Phòng khám có thông tin để sắp xếp tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân chu đáo hơn.
Các phòng khám đang muốn đầu tư thiết kế Website hiệu quả, chuẩn SEO, có các tính năng cần thiết có thể tham khảo giải pháp cho Website y tế của BookingCare.
2. Sản xuất nội dung chuẩn SEO y tế
Sau khi có kênh Website, sản xuất nội dung Blog được tối ưu SEO là gợi ý quen thuộc nhưng vẫn đang chứng minh được hiệu quả. Nếu các bài viết của phòng khám có thứ hạng cao trên Google sẽ thu hút lưu lượng truy cập lớn. Khách hàng có biết đến mới có cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng đặt khám tại đơn vị.
BookingCare gợi ý một số nội dung phòng khám có thể triển khai viết bài:
- Các bài viết cập nhật các thông tin y tế mới nhất, theo xu hướng
- Chia sẻ thông tin, kiến thức y khoa: về các triệu chứng, bệnh học, phương pháp điều trị, lời khuyên chăm sóc sức khỏe,...
- Tổng hợp các địa chỉ khám chữa bệnh tốt, bác sĩ giỏi
- ...
Đến đây, nhiều bạn có thể đặt ra câu hỏi: các phòng khám khác cũng đẩy mạnh viết bài SEO Y tế, làm thế nào có thể cạnh tranh? Hay đơn vị đã đầu tư viết bài Website nhưng không lên top, không có truy cập.
Từ thực tế sản xuất nội dung của BookingCare, có một số chia sẻ với phòng khám để tối ưu nội dung như sau:
- Y tế khám chữa bệnh là lĩnh vực nhạy cảm, được Google xếp hạng vào loại thông tin có ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe, khả năng tài chính,... Do đó, nội dung cần đảm bảo uy tín, minh bạch. Cụ thể cần đảm bảo yếu tố EAT:
- Expertise: tính chuyên gia
- Authority: tính thẩm quyền
- Trustworthiness: độ tin cậy
- Trong nội dung bài viết phải có chứng thực tham vấn bởi các chuyên gia trong ngành
- Các dẫn chứng số liệu từ các nguồn, tổ chức nghiên cứu uy tín
- Sản xuất nội dung thực sự hữu ích, mang lại giá trị trên cả những gì bạn đọc mong đợi. Google muốn người dùng được cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích, giá trị nhất và có những trải nghiệm tốt trên trang. Do vậy nếu nội dung của bạn đáp ứng các tiêu chí này, Google sẽ đề xuất vị trí cao.
- Lựa chọn sản xuất nội dung đi vào các từ khóa ngách, từ khóa dài. Tìm kiếm từ khóa dài ít hơn nhưng lại xác định đúng nhu cầu cụ thể của người dùng, cạnh trạnh thấp nên nhanh lên top hơn.
3. Xây kênh phòng khám mạng xã hội
Xây kênh và Marketing trên các mạng xã hội với lượng người dùng lớn ở Việt Nam như Facebook, Tittok,... là ý tưởng phòng khám nên triển khai.
Các hoạt động phòng khám có thể thực hiện:
- Sản xuất nội dung theo từng chương trình của phòng khám:
- Cập nhật thông tin y tế mới nhất
- Thông tin, kiến thức cơ bản về triệu chứng sức khỏe
- Lời khuyên chăm sóc sức khỏe, theo dõi tình trạng bệnh
- Giới thiệu bác sĩ, những thành tựu y khoa của bác sĩ, đơn vị
- Câu chuyện bệnh nhân đã thăm khám, điều trị tại phòng khám
- Tổ chức minigame, tặng quà, voucher sức khỏe,...
- Livestream thực tế khách hàng thăm khám, điều trị tại phòng khám
- Livestream theo chủ đề, Q&A với bác sĩ
- Đăng bài viết dẫn về Blog
4. Sử dụng phản hồi từ người bệnh
Có được review, đánh giá tốt từ khách hàng là hình thức Marketing tốt nhất. Tham khảo số liệu trên Zocdoc, hơn 80% người dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến như họ tin tưởng vào lời giới thiệu của bạn bè hoặc gia đình.
Nếu phòng khám có được review tốt từ người bệnh hãy để càng nhiều khách hàng biết đến điều này càng tốt.
Tuy nhiên trước tiên để nhận được review có thể áp dụng một số cách sau:
- Mở đánh giá trên Google My Business và trên Fanpage Facebook phòng khám. Tất nhiên sẽ có đánh giá tích cực và hạn chế. Nên coi đây là kênh tiếp nhận để biết khách hàng đang nghĩ gì, có trải nghiệm thăm khám ra sao và cải thiện. Nhiều phòng khám có thể ngại nhận được đánh giá xấu mà tắt hết kênh người bệnh có thể phản hồi với phòng khám.
- Tổ chức chương trình (minigame, tặng voucher cho lần khám sau,...) để khách hàng chia sẻ về trải nghiệm thăm khám (gắn hashtag phòng khám)
- Có thể phỏng vấn trực tiếp người bệnh thăm khám để có tư liệu chân thực, chi tiết hơn.
5. Sản xuất nội dung dạng video
Tiếp thị bằng Video là cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng mới. Trên thực tế, theo báo cáo của Mashable, 15% người thường xuyên sử dụng YouTube để tìm kiếm thông tin sức khỏe. Đặc biệt với sự phát triển của Tiktok, nhiều phòng khám đã bắt nhịp và có được lượng theo dõi ấn tượng trên kênh này.
Gợi ý một số ý tưởng:
- Video giới thiệu về phòng khám, dịch vụ
- Video review trải nghiệm của người bệnh (theo chân trải nghiệm dịch vụ)
- Video về thông tin y tế, kiến thức y khoa, phương pháp điều trị, lời khuyên,...
- Video bác sĩ trả lời các thắc mắc của người bệnh, câu hỏi thường gặp,...
Trên đây là gợi ý 5 ý tưởng cơ bản nhất để phòng khám có thể bắt đầu triển khai các hoạt động Marketing. Hy vọng đã có những chỉ dẫn hữu ích cho đơn vị.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Xuất bản: 24/08/2022, Cập nhật lần cuối: 08/11/2024
BookingCare là gì?
BookingCare là một nền tảng công nghệ.
Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.
Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.
Liên hệ hợp tácThông báo
Nội dung thông báo…