Thu hút khách hàng online trong lĩnh vực y tế: Bắt đầu từ đâu?

Thu hút khách hàng online trong lĩnh vực Y tế: Bắt đầu từ đâu?
Thu hút khách hàng online trong lĩnh vực Y tế: Bắt đầu từ đâu?

Là một đơn vị đi đầu trong việc kết nối bệnh nhân với các cơ sở y tế, BookingCare có cơ hội hợp tác với rất nhiều bệnh viện, phòng khám tư. BookingCare nhận thấy rằng điểm mạnh của những đối tác của mình nằm ở trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất tốt. Nhưng thường điểm hạn chế của các cơ sở này nằm ở khâu marketing và thu hút khách hàng online chưa hiệu quả.

Nếu cơ sở y tế của bạn đang tìm cách thu hút nhiều khách hàng hơn, thì bạn nên đọc bài viết này. Bài viết này sẽ trình bày danh sách những thứ căn bản nhất để thu hút khách hàng online trong lĩnh vực y tế, dành cho những bệnh viện, phòng khám chưa biết bắt đầu từ đâu.

Thu hút khách hàng online trong y tế khác như thế nào so với thu hút khách hàng truyền thống?

Việc thu hút khách hàng online sẽ khác rất nhiều so với thu hút khách hàng truyền thống. Vì không được tương tác trực tiếp, nên khách hàng online thường sẽ có một số nhu cầu đặc thù trước khi đi khám như:

  • Thông tin về bệnh viện, phòng khám này trên mạng ra sao? Phần lớn khách hàng online thường đọc thông tin trước khi đưa ra quyết định đi thăm khám. Bệnh viện, phòng khám càng rõ ràng, công khai minh bạch về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất của mình bao nhiêu, càng tạo được nhiều niềm tin tưởng hơn đối với khách hàng bấy nhiêu
  • Khi tôi cần thông tin, bộ phận hỗ trợ khách hàng của bệnh viện, phòng khám có nhanh chóng phản hồi không? Bệnh viện, phòng khám của bạn phản hồi, hỗ trợ càng chậm, nguy cơ khách hàng online tiềm năng bỏ đi sẽ càng cao
  • Bệnh viện, phòng khám có giúp cho việc đi thăm khám của tôi tiện lợi hay không? Nếu bệnh viện, phòng khám của bạn tích hợp công nghệ trong việc đặt khám, hỗ trợ bệnh nhân, thì trải nghiệm dịch vụ của họ sẽ càng tốt

Như vậy, để thu hút khách hàng online đến thăm khám, cần đầu tư về marketing bệnh viện, phòng khám, chăm sóc khách hàng và công nghệ.

Thu hút khách hàng online trong lĩnh vực y tế: Bắt đầu từ đâu?

Bạn có thể nghĩ rằng: nếu cần phải có cả marketing, chăm sóc khách hàng và công nghệ, hẳn tôi phải chi rất nhiều tiền và biết rất nhiều thứ thì mới có thể làm được?

Tuy nhiên, thu hút khách hàng online có thể là một hành trình dài. Việc bắt đầu từ những bước đơn giản, dễ dàng, sẽ giúp cho bạn không cảm thấy bị ngợp, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với việc đầu tư rất nhiều nhưng không có chiến lược, dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả.

Chính vì thế mà BookingCare sẽ trình bày các hoạt động giúp bạn có thể bắt đầu bước vào lĩnh vực thu hút khách hàng online. Các mục sẽ được trình bày theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ tốn chi phí thấp cho tới nhiều.

1. Đưa địa chỉ bệnh viện, phòng khám của bạn trên Google Maps

Nếu như bạn chưa có nguồn lực để xây dựng website, chưa có tài khoản mạng xã hội, chưa có bộ phận chuyên về Marketing Y tế, thì bạn cũng không thể bỏ qua bước này. 

Trong quá trình viết review về bệnh viện, phòng khám, BookingCare thấy rõ được vai trò của việc đẩy cơ sở y tế của của bạn trên Google Maps: ngoài việc giúp người khám có thể tìm được đến cơ sở y tế của bạn, đây cũng là nơi bạn nhận được phản hồi chân thực của những người đã từng sử dụng dịch vụ của bạn

Số lượng review, ảnh, và rating trên Google Review thường nhận được sự tin tưởng của người dùng cao hơn nhiều so với thông tin quảng cáo vì độ chân thực mà chúng đem lại. Ngoài ra, lượng rating và review nhiều cũng cho thấy cơ sở y tế của bạn có thu hút nhiều khách hàng.

Review Google của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho thấy bệnh viện nhận có nhiều người lựa chọn thăm khám, và chất lượng dịch vụ cao - Ảnh: BookingCare

Đương nhiên, không tránh khỏi việc phản hồi của người bệnh chỉ là cách mà các cơ sở dùng để tiếp thị "ngầm", hoặc đi chê bai cơ sở y tế cạnh tranh. Nhưng dù sao đi nữa, thì bạn vẫn không nên bỏ qua điều này.

2. Xây dựng website của bệnh viện, phòng khám

Trong quá trình tìm hiểu về các bệnh viện, phòng khám, BookingCare nhận thấy nhiều bệnh viện, phòng khám không có website mà chỉ sử dụng Facebook để quảng bá cơ sở y tế của họ. Một số khác có website nhưng thiết kế khá đơn giản, có nhiều lỗi kỹ thuật hoặc có thiết kế chưa thân thiện với người dùng. Rất ít địa chỉ y tế có đầu tư và cập nhật liên tục website của họ.

Một số diểm cần cải thiện của website bệnh viện, phòng khám
Một số điểm cần cải thiện của website bệnh viện, phòng khám - Ảnh: BookingCare

Nếu bạn thấy rằng kênh website của bệnh viện, phòng khám của mình không hiệu quả, thì đó là do bạn chưa tận dụng được hết lợi thế của website. Website là kênh cung cấp thông tin chuyên nghiệp và đầy đủ nhất về một cơ sở y tế. Nếu được đầu tư bài bản, website có thể là kênh thu hút khách hàng và hỗ trợ nhận diện thương hiệu tốt nhất mà bạn có. 

Một số những tính năng website cho phòng khám, bệnh viện mà bạn cần có như:

  • Kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng (như chatbox, hotline,..)
  • Cổng thông tin đặt lịch khám 
  • Thông tin chi tiết về chuyên môn của bác sĩ, nhân viên y tế
  • Thông tin địa chỉ của bệnh viện, phòng khám của bạn
  • Link kết nối với các tải khoản mạng xã hội khác của bệnh viện
  • Trang cẩm nang để thông tin và giáo dục người đọc về y tế, đồng thời cho thấy chuyên môn của bệnh viện, phòng khám của bạn

3. Tạo nội dung web tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa nội dung tìm kiếm (SEO) là một công cụ cực kỳ hữu hiệu để giúp quảng bá thương hiệu y tế của bạn mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo. 

Thử tưởng tượng, một khách hàng online nghi ngờ mình mắc viêm gan B. Họ sẽ tìm kiếm thông tin về những triệu chứng của bệnh viêm gan B qua Google. mà kết quả top đầu là bài viết của bạn. Thông qua bài viết đó, họ sẽ biết được triệu chứng Viêm gan B, đồng thời, bạn cũng ngầm truyền đi tín hiệu cho họ rằng thương hiệu y tế của bạn có chuyên môn trong Viêm gan B. Khả năng cao là họ sẽ tin tưởng và sử dụng dịch vụ của bạn!

Nghe khá đơn giản đúng không? Tuy nhiên, việc để bài viết của bạn lên top khá phức tạp. Bạn không thể đơn thuần viết bài về chủ đề "triệu chứng Viêm gan B" là bài viết của bạn sẽ được để ý tới. Hãy nhìn kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Viêm gan B":

Kết quả tìm kiếm Viêm gan B trên Google
Kết quả tìm kiếm Viêm gan B trên Google - Ảnh: BookingCare

Như bạn có thể thấy, thường các bài viết đứng top là bài viết thuộc website của chính phủ hoặc những cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Tâm Anh, VinMec, Medlatec... Đây là những cơ sở y tế có đội ngũ SEO chuyên nghiệp, bài bản. Để có thể đứng top, bạn cần có chiến thuật và kinh nghiệm viết bài tốt, có thể cạnh tranh với họ. 

Bạn có thể tự học về SEO và tìm ra thị trường ngách để bài viết của bạn lên top, hoặc bạn có thể tìm đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực này để giúp cơ sở y tế của bạn.

4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán

Ngày nay, có các bệnh viện, phòng khám tư mọc lên rất nhiều. Đứng trước một "rừng" bệnh viện, phòng khám ấy, thì việc tạo ra bộ nhận diện thương hiệu riêng có vai trò vô cùng quan trọng để khách hàng biết đến và nhớ tới bạn.

Bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm logo, màu sắc chủ đạo, style thiết kế,... Tuy nhiên, đằng sau những biểu hiện đó chính là việc nắm bắt rõ lợi thế cạnh tranh, điểm độc đáo của cơ sở y tế mình. Một vài ví dụ của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt có thể kể đến như Hệ thống Y tế Thu Cúc, Medlatec,... 

Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu Thu Cúc
Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu Thu Cúc - Ảnh: BookingCare

Nhiều người thắc mắc có mấy ai hiểu được ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu đâu, cần gì đầu tư nhiều như vậy cho mất công? Hoặc trông bộ nhận diện của các đơn vị khác có vẻ đơn giản, mình có thể... tự thiết kế được. Nhưng thực tế, nếu bạn không coi trọng việc tạo ra bộ nhận diện, nhất là bộ nhận diện số chuyên nghiệp cho riêng mình, thì cơ sở y tế của bạn sẽ không thể tiến xa trong việc thu hút khách hàng online. Trải nghiệm người dùng online dựa rất nhiều vào thiết kế thương hiệu số. Thiết kế thương hiệu càng chuyên nghiệp và thống nhất bao nhiêu, bạn càng khiến họ nhớ đến cơ sở y tế của bạn bấy nhiêu.

Xây dựng thương hiệu là nghệ thuật tạo sự khác biệt - David Brier

5. Tận dụng các mạng xã hội để tiếp cận người dùng hiệu quả

Dân số Việt Nam đạt gần 100 triệu người, trong khi số người dùng mạng xã hội vào khoảng 75 triệu người vào năm 2022 (Theo Statistica.com). Vì thế, việc xuất hiện trên mạng xã hội là một điều cần thiết để thu hút khách hàng online.

Câu hỏi đặt ra là: bạn nên sử dụng mạng xã hội nào?

Thay vì phải có tài khoản trên mọi mạng xã hội, bạn có thể tối ưu bằng cách tập trung vào mạng xã hội có nhiều đối tượng khách hàng mà bệnh viện bạn hướng đến. Số liệu thống kê dưới đây là gợi ý giúp cho bạn hình dung về đối tượng khách hàng là:

Tên mạng xã hộiSố lượng người dùng Việt năm 2021Đặc điểm
Facebook65,56 triệu người

- Là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất Việt Nam

- Nơi cập nhật tin tức chủ yếu của Gen Z

Zalo62 triệu người- Chủ yếu dùng để kết nối với bạn bè và gia đinh của gen Y và gen X
Tik tok16,69 triệu người

- Hơn 70% người dùng Tiktok là thế hệ Gen Z

Youtube66,63 triệu người

- Là mạng xã hội người Việt ưa thích để xem video

(Theo Statistica.com)

Nhiều bệnh viện, phòng khám chỉ tạo tài khoản trên mạng xã hội và để đó. Họ chủ yếu dùng mạng xã hội như một kênh để cập nhật thông tin thêm cho người dùng đã biết trước về bệnh viện, phòng khám đó.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả truyền thông, bạn có thể xem xét việc đầu tư chạy quảng cáo để tiếp cận với lượng khách hàng online mới đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp, kể cả khi họ không hề biết đến cơ sở y tế của bạn. 

Một số bác sĩ đã tận dụng tốt mạng xã hội để quảng bá thương hiệu cá nhân, tạo được sự tin tưởng của nhiều người dùng. Một ví dụ mà BookingCare có thể kể đến là Thạc sĩ/ Bác sĩ nội trú Trần Quốc Khánh:

Tài khoản Youtube và Facebook của BS. Trần Quốc Khánh được nhiều người quan tâm
Tài khoản Youtube và Facebook của BS. Trần Quốc Khánh được nhiều người quan tâm - Ảnh: BookingCare

Bác sĩ Trần Quốc Khánh công tác tại Khoa Phẫu thuật cột sống-Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức. Trước đây, Bác sĩ Khánh thực hiện livestream trên trang cá nhân hàng tuần để giải đáp các thắc mắc của mọi người về sức khỏe. Sau đó, ông lập các fanpage, trang web, video về sức khỏe, giúp tiếp cận với nhiều người hơn. Kênh fanpage của ông (tích xanh) thu hút gần 200.000 người theo dõi, kênh Youtube có hơn 1.344.454 lượt xem.

Chi phí chạy quảng cáo trên các mạng xã hội này là bao nhiêu? Dưới đây bảng tham khảo về chi phí tối thiểu mà bạn cần để chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội:

Nền tảng

Chi phí tối thiểu

Facebook

khoảng 23.000Đ ($1) mỗi ngày cho 1000 lượt hiển thị

khoảng 117.000Đ ($5) mỗi ngày cho lượng xem, like và click

Khoảng 935.000Đ ($40) mỗi ngày cho quảng cáo cài app hoặc thông báo giảm giá

YoutubeKhoảng 230.000Đ ($10) mỗi ngày
Tiktok

Với cấp chiến dịch quảng cáo: cả ngân sách chi hàng ngày và tổng ngân sách phải hơn 1.170.000Đ ($50)

Ngân sách tối thiểu cấp nhóm quảng cáo: Đối với nhóm quảng cáo, ngân sách hàng ngày phải hơn 468.000Đ ($20)

ZaloVới quảng cáo New Feed, 3.500Đ /lượt nhấn (CPC)

Như bạn có thể thấy, chạy quảng cáo đương nhiên đòi hỏi phải đầu tư nhiều. Nhưng quan trọng hơn, bạn cần có hiểu biết và kinh nghiệm để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, đảm bảo mỗi một đồng chi ra cho quảng cáo đều đáng giá. Nếu thành công, thì hiệu quả thu hút khách hàng online của bạn sẽ rất lớn!

Tạm kết

Thu hút khách hàng online trong lĩnh vực y tế là một hành trình dài. Trên đây chỉ là một số gợi ý để bạn bắt đầu trên con đường dài này. Không phải cứ có nhiều ngân sách cho marketing thì bạn mới có thể thu hút thành công.

Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ là cần thiết để bắt đầu hành trình thú vị này. Để giúp cho việc chuyển đổi số được dễ dàng và cần thiết, BookingCare có triển khai giải pháp chuyển đổi số toàn diện giúp bạn tiết kiệm chi phí, nguồn lực, sản phẩm được tối ưu cho từng bệnh viện phòng khám. 

Hy vọng bài viết của BookingCare đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách để bắt đầu thu hút khách hàng online.

 
 
BookingCare tổng hợp
Tài liệu tham khảo
1. https://www.statista.com/topics/8182/social-media-in-vietnam/
2. https://ads.tiktok.com/help/article?aid=6712393859751477254
3. https://adszalo.com/bao-gia/
4. https://www.facebook.com/business/help/203183363050448?id=629338044106215
5. https://www.webfx.com/social-media/pricing/how-much-does-youtube-advertising-cost
6. http://www.pasteurhcm.gov.vn/
7. https://benhvienungbuouhungviet.vn/
8. https://benhvienthucuc.vn/
9. https://www.facebook.com/bacsi.khanh.vietduc
10. https://cafef.vn/bac-si-nghin-like-chu-tich-tap-doan-lon-van-co-thoi-gian-tap-the-duc-hang-ngay-tai-sao-nguoi-binh-thuong-lai-khong-the-20200716173435065.chn
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Xuất bản: 09/08/2022, Cập nhật lần cuối: 31/08/2022

BookingCare là gì?

BookingCare là một nền tảng công nghệ.

Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.

Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.

Liên hệ hợp tác
Mục lục
Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/