Các Module quan trọng trong thiết kế Website phòng khám

Các module quan trong trong thiết kế Website phòng khám
Các module quan trong trong thiết kế Website phòng khám - Ảnh: Medlatec/BookingCare

Bạn đang muốn thiết kế Website phòng khám nhưng chưa biết nên có những Module (thành phần/chức năng) nào? Việc có những ý tưởng về Module Website giúp thiết kế, cấu thành lên một tổng thể thống nhất, hoàn chỉnh, đáp ứng được mục đích, nhu cầu của đơn vị.

Dưới đây là một số Module cơ bản nhưng quan trọng trong thiết kế Website phòng khám, đơn vị có thể tham khảo, bổ sung cho trang Web của mình. 

Lưu ý trong tạo Module thiết kế Website phòng khám

Khi thiết kế Website phòng khám, cách làm thông thường của nhiều đơn vị là tham khảo Website của các cơ sở y tế khác. Đây là một nguồn tham khảo, tuy nhiên, BookingCare cho rằng, thiết kế Website phòng khám phải xuất phải từ mục tiêu của đơn vị và đáp ứng nhu cầu của khách hàng:

  • Mục tiêu của đơn vị
    • Như BookingCare đã chia sẻ, các module sẽ được liên kết lại với nhau tạo nên một Website hoàn chỉnh với các tính năng phù hợp với mục đích, nhu cầu của từng phòng khám. Do vậy, bạn nên xác định nhu cầu của mình để thiết kế Module phù hợp.
    • Ví dụ: đơn vị thiết kế Website phòng khám với mục tiêu thu hút khách hàng đặt lịch trực tuyến nên có các module bác sĩ, bảng giá, đặt lịch khám,... để người bệnh tham khảo rõ ràng và nhanh chóng thao tác đặt hẹn khám trước. 
  • Nhu cầu của khách hàng: Website được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của khách hàng thì hiệu quả trong việc thu hút và tạo danh tiếng thương hiệu sẽ tốt hơn. Hãy đặt ra câu hỏi khách hàng có cần Module này không hay Module này hỗ trợ cho khách hàng như nào để lựa chọn.

Việc tạo và xây dựng Module nào khi thiết kế Website phòng khám nên xuất phát từ mục tiêu của đơn vị và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Các Module quan trọng trong thiết kế Website phòng khám

Dưới đây, đơn vị có thể tham khảo trước các Module cơ bản trong thiết kế Website bệnh viện, phòng khám

1. Module giới thiệu

Đây là module cơ bản để đơn vị đưa các thông tin chung về bệnh viện, phòng khám:

  • Lời giới thiệu
  • Tầm nhìn sứ mệnh 
  • Cơ cấu bệnh viện, đội ngũ bác sĩ 
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị
  • Chứng chỉ, chứng nhận
  • ...

2. Module bác sĩ

Khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm hiểu kỹ, rất kỹ các thông tin trước khi đi khám, trong đó có thông tin bác sĩ: bệnh viện, phòng khám này có bác sĩ nào, chuyên môn ra sao, có thế mạnh thăm khám mặt bệnh người bệnh đang gặp không,...  

Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm này, trong thiết kế Website phòng khám nên triển khai riêng biệt Module bác sĩ. Lưu ý cho đơn vị tránh đưa thông tin sơ sài, chỉ bao gồm tên, chức vụ, thay vào đó những thông tin đầy đủ sẽ thuyết phục hơn. 

Bệnh viện Việt Đức cung cấp chi tiết thông tin của bác sĩ trên website
Bệnh viện Việt Đức cung cấp chi tiết thông tin của bác sĩ trên Website - Ảnh: Chụp từ Website bệnh viện 

3. Module chuyên khoa, dịch vụ y tế

Phần này cung cấp thông tin chung về các khoa khám bệnh của bệnh viện, dịch vụ khám chữa bệnh. Những thông tin này sẽ giúp khách hàng nhanh chóng biết được tổng quan các chuyên khoa mà đơn vị thăm khám. 

4. Module bảng giá 

Chi phí là một trong những thông tin quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định chọn cơ sở y tế nào. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện, phòng khám không công khai thông tin này mà yêu cầu người dùng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở để biết giá.

Cách làm này được được áp dụng để khéo léo tư vấn và chốt sales, hoặc để tránh thông tin về giá của mình được đối thủ biết và lựa chọn đưa ra mức giá cạnh tranh hơn. 

Tuy nhiên, nếu đặt vị trí của khách hàng, người bệnh, việc thêm một bước liên hệ để biết thêm thông tin có thể gây phiền toái. Xu hướng của đa số người dùng thường sẽ thích có thể tự tra cứu thông tin để đưa ra quyết định. Nếu không tìm thấy thông tin về giá trên website của đơn vị, họ sẽ tìm kiếm thông tin về giá ở website của các bên thứ 3.

Việc công khai về giá cũng có thể là một cách để đơn vị truyền đi thông điệp về sự minh bạch của cơ sở y tế. 

Medlatec và Hưng Việt công khai giá dịch vụ y tế trên website của mình
Bảng giá các dịch vụ thăm khám nên được công khai trên Website bệnh viện - Ảnh: BookingCare

5. Module tin tức, sự kiện/Cẩm nang

Đây là Module cơ bản khi thiết kế Website phòng khám, chứa các tin tức về hoạt động của đơn vị hoặc bài viết chia sẻ thông tin chuyên môn, kiến thức y khoa,...

Thực tế Module cũng được nhiều đơn vị chú trọng để sản xuất Content Website chuẩn SEO thu hút lượng truy cập, chuyển đổi khách hàng cho bệnh viện, phòng khám. 

6. Module đặt lịch khám

Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đặt khám Online đặc biệt được quan tâm nhiều hơn. Theo Doctor.com, hơn 45% người dùng thích đặt khám Online hơn là đi khám theo cách truyền thống. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để có thêm tính năng đặt lịch online, tham khảo ngay Giải pháp Chuyển đổi số toàn diện của BookingCare.

7. Module thư viện ảnh/video

Cập nhật các hình ảnh liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị, máy móc, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng,... "Một bức ảnh hơn ngàn lời nói", nếu câu chữ, giới thiệu về phòng được minh họa bằng hình ảnh sẽ thuyết phục, sinh động hơn. 

8. Module tìm kiếm

Module cần thiết trong Website phòng khám để giúp người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin mình quan tâm nhanh nhất. 

Người bệnh có nhu cầu tìm kiếm thông tin bác sĩ, dịch vụ hay bài viết trên Website chỉ cần nhập từ khóa tại ô tìm kiếm, chọn các bộ lọc sẽ nhận được kết quả đúng/gần đúng với nhu cầu. 

9. Module liên hệ

Phần này đơn vị sẽ cung cấp các thông tin liên hệ như địa chỉ, thời gian làm việc, hotline, email chăm sóc khách hàng,... 

Thông thường, trong thiết kế, phần thông tin này thường nằm ở footer của website để dàng theo dõi, giống như một số bệnh viện dưới đây.

Thời gian làm việc của Bệnh viện Thu Cúc và Bệnh viện Tâm Anh được ghi chú rõ ràng ở footer của website
Thời gian làm việc của BV Thu Cúc và BV Tâm Anh được ghi chú rõ ràng ở Footer Website - Ảnh: Chụp từ Website BV

Giải pháp thiết kế Website phòng khám BookingCare

Việc tạo và xây dựng các Module nào để liên kết thành Website hoàn chỉnh, hiệu quả nhất, đáp ứng được mục tiêu của đơn vị và nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm về lập trình Web.

Cùng với đó, không chỉ là câu chuyện về kỹ thuật, công nghệ, việc hiểu lĩnh vực y tế khám chữa bệnh cũng như hiểu nhu cầu người dùng đóng vai trò quan trọng. 

Các đơn vị bệnh viện, phòng khám muốn sở hữu Website chất lượng, hiệu quả nhưng không có đội ngũ nhân sự tại chỗ có thể lựa chọn dịch vụ Website thu hút khách hàng của BookingCare. Dịch vụ là một phần trong Giải pháp Chuyển đổi số Toàn diện cho Y tế Chăm sóc Sức khỏe được BookingCare phát triển. 

Là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe, tiên phong trong mảng đặt lịch khám, BookingCare hỗ trợ đơn vị xây dựng Website hiệu quả với các tính năng phù hợp, linh hoạt theo nhu cầu của đơn vị. 

Trên đây là một số chia sẻ BookingCare về các Module quan trọng trong thiết kế Website phòng khám. Website là một trong những kênh hiệu quả để Marketing cho cơ sở y tế, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. Vì thế, mong mỗi đơn vị sẽ quan tâm hơn đến Website của bệnh viện, phòng khám mình.

 
 
BookingCare tổng hợp
Tài liệu tham khảo
1. doctor.com. 2018. customer experience trends in healthcare
2. https://benhvienthucuc.vn/
3. https://tamanhhospital.vn/
4. https://benhvienungbuouhungviet.vn/
5. https://medlatec.vn/
6. https://benhvienvietduc.org/
7. https://www.vinmec.com/vi/
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Xuất bản: 15/08/2022, Cập nhật lần cuối: 11/11/2022

BookingCare là gì?

BookingCare là một nền tảng công nghệ.

Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.

Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.

Liên hệ hợp tác
Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/