Hướng dẫn chi tiết 7 bước sản xuất Content chuẩn SEO Y tế
6 bước để sản xuất Content chuẩn SEO y tế
6 bước để sản xuất Content chuẩn SEO y tế - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn chi tiết 7 bước sản xuất Content chuẩn SEO Y tế

Tác giả: - Người kiểm duyệt: - Xuất bản: 06/10/2022 - Cập nhật lần cuối: 07/11/2024
Trong bài viết này cùng BookingCare tìm hiểu cách sản xuất Content chuẩn SEO Y tế, lên top Google giúp các phòng khám thu hút lưu lượng truy cập, tăng lượng khách hàng cho đơn vị.

Marketing y tế là lĩnh vực khá đặc thù, bởi hầu hết chúng ta chỉ quan tâm, tìm kiếm chủ đề này khi bản thân/người nhà gặp vấn đề về sức khỏe cần thăm khám, điều trị. Khi nhu cầu của người bệnh đã rõ ràng cách tốt nhất để thu hút khách hàng cho phòng khám là xuất hiện ngay trong tầm tìm kiếm (trên Google) của họ bằng việc sản xuất Content chuẩn SEO  y tế. 

Vậy làm thế nào để sản xuất Content chuẩn SEO y tế, giúp bài viết lên được top Google và thu hút lượng truy cập, chuyển đổi cho phòng khám. Câu trả lời BookingCare sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khi khách hàng tìm kiếm trên Google, cách tốt nhất để thu hút khách hàng cho phòng khám là xuất hiện ngay trong tầm tìm kiếm của họ bằng việc sản xuất Content chuẩn SEO y tế

Content SEO y tế có thực sự cần thiết? 

SEO - Search Engine Optimization là quá trình làm cho một trang web hiển thị lên top tìm kiếm của Google một cách tự nhiên, không phải trả phí. SEO y tế cũng không ngoại lệ. Công việc bạn cần thực hiện là làm cho website, content của phòng khám lên top thông qua việc sản xuất nội dung chất lượng và một số kỹ thuật SEO khác. Ở đây, BookingCare đề cập đến khía cạnh content. 

Có thể hiểu tâm lý người bệnh luôn lo lắng về tình hình sức khỏe của mình. Trước khi đi khám thường tìm hiểu rất nhiều trên Google. Nếu phòng khám đầu tư vào nội dung chất lượng, làm SEO tốt sẽ xuất hiện ở vị trí đầu trong trang kết quả tìm kiếm và đem lại thông tin hữu ích, rõ ràng, thể hiện chuyên môn, đáng tin cậy.

Đây là cơ sở để người bệnh tin tưởng vào phòng khám của bạn. Từ đó có thể chuyển đổi thành công thành hành động đặt khám hoặc đến trực tiếp đơn vị thăm khám. 

Nhìn chung, với các phòng khám, làm Content SEO y tế tốt sẽ giúp đơn vị: 

  • Đưa bài viết lên top Google, thu hút lưu lượng truy cập cho website phòng khám
  • Thu hút khách hàng trực tiếp cho phòng khám 
  • Xây dựng danh tiếng, uy tín 
Content SEO y tế tốt giúp bài viết lên Top Google
Content SEO y tế tốt giúp bài viết lên Top Google, thu hút lưu lượng truy cập Website - Ảnh: BookingCare

Nhiều phòng khám chưa có hoặc chỉ sử dụng website để giới thiệu đơn vị mà chưa khai thác hoặc triển khai hiệu quả nội dung chuẩn SEO, dễ khiến phòng khám mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. 

7 bước sản xuất Content chuẩn SEO y tế

Dưới đây, để phòng khám có thể triển khai sản xuất Content y tế chuẩn SEO, BookingCare chia sẻ 7 bước sau đây. Đây cũng là cách làm được BookingCare đúc kết từ thực tế làm nội dung của đơn vị. 

  • 1. Xác định chân dung khách hàng (Content - User Fit)
  • 2. Xác định nhóm bài viết và nghiên cứu từ khóa
  • 3. Xây dựng tiêu chí 10X cho bài viết
  • 4. Lên Outline bài viết chuẩn SEO
  • 5. Triển khai viết bài
  • 6. Check SEO bài viết
  • 7. Kiểm tra tính chính xác của nội dung với chuyên gia và xuất bản, chia sẻ

1. Xác định chân dung khách hàng

Khách hàng ở đây là những người sẽ đến thăm khám tại đơn vị cũng như đọc các nội dung bạn xuất bản trên website. Xác định chân dung khách hàng để biết nội dung mà họ muốn đọc. Việc bắt tay vào sản xuất nội dung trước khi hiểu sâu sắc về đối tượng khách hàng thường dẫn đến kết quả thất bại. 

Phòng khám có thể xác định chân dung khách hàng bằng cách nói chuyện, phỏng vấn khách hàng đến thăm khám tại đơn vị. Lưu ý phác họa rõ những nét sau:

  • Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý
  • Mục tiêu/nhu cầu họ là gì?
  • Thách thức/rào cản của họ là gì?
  • Sở thích, thói quen
  • Lối sống...

Việc xác định chân dung khách hàng càng chi tiết càng tốt. Khi bạn đã hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của tập khách hàng mình nhắm tới, biết đâu là thứ có giá trị với khách hàng, bạn có thể hướng nội dung “nhắm” trúng đích. 

2. Xác định nhóm bài viết và nghiên cứu từ khóa

Sau bước hình dung bạn sẽ viết các nội dung cho ai, bây giờ là lúc phòng khám nên xác định mình sẽ viết những gì? 

Xác định nhóm bài viết

Thay vì bắt tay ngay vào thực hiện các nội dung đơn lẻ, phủ trống website, hãy bắt đầu từ việc xác định nhóm bài viết bạn dự định triển khai cho trang web của mình. Điều này giúp định hướng sản xuất nội dung, có hướng đi lâu dài. Tránh gặp phải vấn đề cạn kiệt ý tưởng, không biết triển khai nội dung gì tiếp theo nếu đi theo lối "có gì viết nấy". 

Tham khảo website của các bệnh viện, phòng khám đang có các hướng triển khai bài viết như:

  • Nhóm bài bệnh: kiến thức chuyên môn y khoa về các mặt bệnh, kiến thức y khoa (Virus Adeno là gì? Gây ra những bệnh nào? Chụp X-quang có hại không?,... )
  • Nhóm bài hướng dẫn, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe (cách chăm sóc và điều trị viêm họng cho trẻ, bị viêm họng nên ăn gì,...)
  • Nhóm bài về các ca bệnh thực tế tại phòng khám: Những câu chuyện “người thật việc thật”, case thực tế người bệnh thể hiện chuyên môn của đội ngũ bác sĩ là nội dung có thể triển khai.
  • Nhóm bài Q&A hỏi đáp bệnh nhân - bác sĩ chuyên môn
  • Nhóm bài địa chỉ khám chữa bệnh
  • Nhóm bài giá dịch vụ
  • ...

Bạn có thể phác thảo ra một số nhóm bài và chọn nội dung có đủ thế mạnh, nguồn lực để triển khai lâu dài. Đồng thời cần đánh giá xem nội dung đó có phục vụ cho mục tiêu thu hút khách hàng hay không?

Ví dụ, ở BookingCare, khi viết content, nếu nhắm vào những bài bệnh với từ khóa như "viêm amidan là gì" sẽ thu hút được rất nhiều traffic (trong trường hợp bài viết lên top còn không bạn có thể thấy từ khóa ngắn như này rất cạnh tranh hay đã có những "ông lớn" như Vinmec đã bao phủ hầu như gần hết các từ khóa).

Tuy nhiên, khi lên top những người đọc bài "viêm amidan là gì" khả năng cao cũng chưa đặt lịch qua BookingCare. Bởi người bệnh đặt lịch khi đã có nhu cầu rõ ràng về đi khám, cần tìm hiểu chuyên sâu hơn về địa chỉ, bác sĩ,... Vậy nên, định hướng phù hợp hơn là các bài chuyên sâu về địa chỉ khám chữa viêm amidan, bác sĩ khám chữa viêm amidan giỏi hay cắt amidan ở đâu tốt, an toàn,...

Nghiên cứu và chọn từ khóa chính

Thông thường mỗi bài viết đi theo một từ khóa chính và một số từ khóa phụ khác. Từ khóa chính trong bài viết là cụm từ được nhiều người quan tâm, tìm kiếm, là cụm từ mà bạn muốn xếp hạng trên Google.

Nhìn chung, nếu muốn bài viết thu hút nhiều traffic, hiển thị thứ hạng cao phải chọn từ khóa cẩn thận. 

Đến đây, câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để tìm được từ khóa người dùng quan tâm, tìm kiếm. Cụ thể, bạn có thể tham khảo Google Keyword Planner - công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google. 

Google Keyword Planner cung cấp nhiều chỉ số về một từ khóa, trong đó để chọn từ khóa nào có thể qua tầm đến 2 chỉ số cơ bản nhất: 

  • Search Volume - Lượng tìm kiếm của người dùng trong thời gian nhất định để xem từ khoá có được tìm kiếm nhiều không, có hot không.
  • Độ cạnh tranh: nên cân nhắc xem từ khóa có độ cạnh tranh cao hay không, liệu bài viết của bạn có thể lên top với các website phòng khám khác đang viết cùng từ khóa này. 

Nhìn chung, những từ khóa search volume thấp, có độ khó thấp là những từ khóa đuôi dài. Những từ khóa này chủ yếu được tìm kiếm trên vấn đề đã khá cụ thể, rõ ràng. Vì vậy đây là cơ hội để tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi. 

Lưu ý thêm, với việc nghiên cứu từ khóa này hãy chọn 1 bộ từ khóa để sản xuất bài, tổ chức thành hệ thống bài liên kết với nhau.

Nghiên cứu từ khóa với Google Keyword Planner
Xem khối lượng tìm kiếm và độ cạnh tranh của từ khóa trên Google Keyword Planner - Ảnh: BookingCare

Với các website phòng khám nhỏ, mới lập trang web/blog, nên bắt đầu với các từ khóa có khối lượng tìm kiếm và độ khó thấp. Điều này giúp trang web của bạn dễ xếp hạng ở đầu, tránh việc cạnh tranh với những trang web lớn. 

3. Xây dựng tiêu chí 10X cho bài viết

Những nội dung, từ khóa bạn định triển khai nhiều khả năng cũng đã có các phòng khám khác lên bài, đứng top. Vậy làm thế nào để content của bạn đánh bại đối thủ, lên top, câu trả lời là 10X Content - sản xuất nội dung tốt gấp 10 lần đối thủ.

10X Content là thuật ngữ được đặt ra bởi Rand Fiskin - nhà đồng sáng lập của Moz vào năm 2015. Fiskin đã phát triển khái niệm này sau khi nhận ra mức độ cạnh tranh của thị trường nội dung. Thực tế là Internet đã quá bão hòa với nội dung tốt, nên để xếp hạng, bạn cần phải tạo ra thứ gì đó tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh của mình mà Google và người đọc không thể bỏ qua.

Khái niệm 10x Content khuyến khích người viết tập trung vào chất lượng hơn là chỉ SEO. Các thuật toán mà Google phát triển trong nhiều năm cũng tập trung vào giá trị này, đem đến nội dung thực sự chất lượng cho người dùng. 

Điều này dẫn đến câu hỏi tiếp theo làm thế nào để nội dung tốt gấp 10 lần đối thủ. Câu trả lời là hãy nghiên cứu và xây dựng bảng checklist 10X Content: 

  • Search Google xem nội dung nào về từ khóa bạn định triển khai đang được xếp hạng top 1, 2, 3 trên Google. Đối thủ đang viết những gì? Khách hàng đang đọc được những thông tin nào về chủ đề này? Nhìn chung ở các bài viết này, bạn có thể học hỏi vì đó là thứ người dùng muốn đọc nên Google mới cho lên Top.
  • Từ các bài viết đó, hãy xác định nội dung trong bài viết của bạn, bài viết cần đưa thông tin gì, đào sâu nội dung nào,... để bài viết thực sự hữu ích, giá trị, khác biệt với các bài viết đã tồn tại trên Google.

Nếu vẫn sản xuất nội dung giống các bên sẽ không có lợi thế cạnh tranh để bài viết của bạn có thể đánh bại các nội dung đã tồn tại. Trang web phòng khám có thể ở trang 2, trang 3 hoặc không được biết đến. 

10X Content tạo nội dung tốt gấp 10 lần đối thủ, chú trọng vào chất lượng nội dung hơn nguyên tắc SEO. 

4. Lên outline cho bài viết SEO

Outline quyết định khá nhiều đến sự logic của một bài viết, lượng thông tin người đọc tiếp nhận được. Hãy phác thảo các Heading 2, Heading 3,... bạn định trình bày trong bài và đảm bảo các Heading này có sự liên kết với nhau một các chặt chẽ. 

5. Triển khai viết bài

Đảm bảo chất lượng nội dung 

  • Đảm bảo nội dung đầy đủ, liên quan và phải giải quyết được băn khoăn của người bệnh. Một bài viết đặt tiêu đề thu hút nhưng nội dung không liên quan, khó hiểu, người dùng không tìm thấy giá trị, hữu ích thì bài viết cũng khó lên top, dù có được tối ưu về phần kỹ thuật SEO. 
  • Các dẫn chứng, số liệu, trích dẫn từ các nguồn uy tín 
  • Về độ dài, bài viết nên từ 1500 từ đảm bảo độ sâu cho nội dung, không phải viết lan man để đủ số từ. 

Thêm ảnh, video, chèn link liên quan

  • Hình ảnh:
    • Chú ý đặt tên ảnh: Hình ảnh bạn tải lên cũng phải có keyword của bài. Chẳng hạn như với bài viết "benh-vien-cat-amidan", hình ảnh bạn chèn vào cũng phải đặt tên, chẳng hạn như "benh-vien-cat-amidan-an-viet-01" để khi search, ảnh của bạn cũng theo lên.
    • Đừng quên thẻ mô tả ảnh (thẻ Alt - Alternative information: thông tin thay thế): thẻ Alt là đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của hình ảnh. Thẻ Alt giúp Google hiểu rõ hơn hình ảnh này là gì, từ đó sẽ trả kết quả cho người dùng một cách chính xác hơn. 
  • Chèn link liên quan: kết nối các bài viết liên quan cùng chuyên khoa. Việc chèn link giúp người đọc và công cụ dễ tìm kiếm đến nội dung của bạn. 

Bất kể độ dài nội dung, bài viết cần phải đảm bảo chất lượng hơn số lượng.

6. Check SEO bài viết

Các chia sẻ trên BookingCare nhắc nhiều đến yếu tố chất lượng, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo một số checklist để content chuẩn SEO. Cụ thể, trong và sau quá trình viết bài, bạn có thể check lại và đảm bảo tối thiểu các yêu cầu SEO sau:

  • Từ khóa chính xuất hiện trong tiêu đề, thẻ Meta, đoạn đầu, đoạn cuối, thẻ H2, trong bài với tần suất xuất hiện phù hợp.
  • Không nhồi nhét từ khóa quá nhiều, thiếu tự nhiên. 
  • Nội dung unique, không trùng lặp với các website khác. 
  • Tối ưu ảnh (đặt tên ảnh, thẻ Alt, Caption)
  • Có chèn link các bài viết liên quan

7. Kiểm tra tính chính xác của nội dung với chuyên gia và xuất bản

Thông thường, người đứng sau các bài viết trên website phòng khám là nhân viên Content, có thể hoặc không học các chuyên ngành liên quan đến Y tế.

Do vậy, trước khi xuất bản, có thể kiểm tra lại nội dung với bác sĩ, cố vấn chuyên môn đang công tác tại phòng khám để đảm bảo không có kiến thức nào trong bài bị sai lệch, không chính xác.

Sản xuất Content Y tế khó hay dễ?

Nhìn chung với các bước trên việc bắt tay triển khai Content y tế khó hay dễ còn tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị.

Thực tế hiện nay, BookingCare có tìm hiểu về các đơn vị trong quá trình viết bài về các phòng khám, thường chỉ xây dựng website là kênh giới thiệu thông tin còn phần bài viết Blog rất hạn chế. Nhiều phòng khám có triển khai nhưng bài viết không lên top, chưa có cách làm Content website hiệu quả. 

Thấu hiểu vấn đề này cộng với thực tế đơn vị đang khai thác, thu hút khách hàng từ kênh Website, BookingCare ra mắt giải pháp Marketing phòng khám (thiết kế website và sản xuất Content chuẩn SEO y tế). Các giải pháp này nằm trong Gói chuyển đổi số toàn diện cho y tế Chăm sóc sức khỏe BookingCare_DX. Chi tiết về giải pháp phòng khám quan tâm có thể tham khảo tại đây. 

Việc tạo ra nội dung giá trị đứng ở vị trí số một trên Google cần rất nhiều thời gian và công sức. BookingCare hy vọng có cơ hội đồng hành cùng các phòng khám để sản xuất nội dung giá trị, ngày càng nhiều người biết đến và thu hút khách hàng cho đơn vị. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
BookingCare là gì?
BookingCare là một nền tảng công nghệ.
Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.
Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.
LIÊN HỆ HỢP TÁC