SEO trong Marketing y tế có quan trọng? 5 Lưu ý đặc biệt cho cơ sở y tế
SEO y tế như thế nào? hướng dẫn chi tiết
SEO trong Marketing Y tế có quan trọng?

SEO trong Marketing y tế có quan trọng? 5 Lưu ý đặc biệt cho cơ sở y tế

Tác giả: - Người kiểm duyệt: - Xuất bản: 31/08/2022 - Cập nhật lần cuối: 07/11/2024
SEO trong y tế được thực hiện như thế nào? Mời các bạn tham khảo các hướng dẫn chi tiết trong nội dung bài viết của BookingCare.

SEO trong bất cứ lĩnh vực nào cũng quan trọng. Đây được coi là công cụ thu hút khách hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Vì vậy mà rất nhiều rất nhiều cơ sở y tế làm SEO, nhưng không phải đơn vị nào cũng thành công. 

Dưới đây, BookingCare sẽ chia sẻ chi tiết cách làm để SEO hiệu quả trong y tế. Mong rằng sẽ hữu ích cho bạn đọc.

SEO là gì?

SEO - viết tắt của từ Search Engine Optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Có thể hiểu SEO là các bạn tối ưu nội dung để xuất hiện trên vị trí Top tại trang tìm kiếm.

Tại Việt Nam, Google được thống kê là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất. Như vậy, bạn cần tối ưu nội dung để xuất hiện trên Top Google.

SEO trong Marketing y tế có quan trọng?

Theo thống kê của Search Engine Journal, các kết quả xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm chiếm 88% lượng nhấp chuột (click), trong đó 3 vị trí đầu tiên chiếm 55%.

Như vậy, nếu được xuất hiện tại các vị trí này sẽ thu hút đánh kể lượng truy cập vào trang web của cơ sở y tế. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo của Google (Google Ads) để trang có thể xuất hiện ở các vị trí đầu, nhưng sẽ rất tốn kém chi phí, bởi có rất nhiều từ khóa trong y tế có chi phí quảng cáo rất cao. 

thống kê lượng truy cập theo thứ tự từ khóa trên Google
Thống kê lượng nhấp chuột theo thứ tự xuất hiện trên trang tìm kiếm - Ảnh:  searchenginejournal.com

Như vậy, nếu SEO hiệu quả, bệnh viện, phòng khám hoàn toàn có thể thu hút đáng kể lượng truy cập tự nhiên - không cần trả phí, tiết kiệm đáng kể chi phí marketing.

Hơn nữa, khi khách hàng tìm kiếm một từ khóa, có nghĩa là họ có nhu cầu thực sự, thu hút lượng khách hàng này, thương hiệu của cơ sở y tế sẽ mang lại dấu ấn nếu có chất lượng thực sự tốt.

SEO giúp tăng lượt truy cập, thu hút khách hàng có mục đích, tối ưu chi phí, tăng nhận diện thương hiệu.

SEO trong Marketing y tế cần đảm bảo yếu tố gì?

Để phân biệt SEO y tế với các lĩnh vực khác, BookingCare có một vài so sánh dưới đây:

Một số đặc điểm giống nhau:

  • Đều là tối ưu nội dung/trang web để có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Cần tuân thủ các nguyên tắc SEO của Google.
  • Yêu cầu về chất lượng nội dung mang lại giá trị thực sự cho người dùng.
  • Tối ưu về hình ảnh trong nội dung.
  • SEO không phải là dành cho Google, thực tế bạn chỉ cần cung cấp nội dung có giá trị thực sự hướng tới nhóm người dùng mục tiêu là bài viết có thể xuất hiện trên Top của Google

Đặc khác biệt của SEO trong Marketing y tế

Riêng đối với ngàng tài chính và y tế, Google đã ra bản cập nhật thuật toán để có yêu cầu chất lượng nội dung riêng cho 2 các trang web hoạt động trong 2 lĩnh vực này (YMYL - Your Money Your Life).

YMYL có nghĩa là bất kỳ nội dung nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính hoặc sự an toàn của người đọc. Với thuật toán này, Google mong muốn người cung cấp nội dung là chuyên gia trong lĩnh vực, có đủ kinh nghiệm để cung cấp các nội dung đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác bạn cần quan tâm đến với SEO trong y tế như:

  • Chân dung khách hàng tiềm năng: Bởi việc lựa chọn thăm khám ở đâu, với bác sĩ nào là điều rất quan trọng, nên khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu rất kỹ về một địa chỉ khám bệnh, từ chính trang web của cơ sở y tế đó, cũng như từ các trang web của các bên thứ 3, review của bệnh nhân khác trên các hội nhóm,.... Vì vậy nội dung thông tin mà bạn cung cấp càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu thì càng mang lại niềm tin cho khách hàng bấy nhiêu.
  • Ngoài việc cung cấp nội dung, bạn cần đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế có chất lượng tốt. Vẫn biết khó chiều lòng tất cả khách hàng, tuy nhiên cơ sở cần có chất lượng khám chữa bệnh tốt với thế mạnh nhất định để đảm bảo khách hàng hài lòng với dịch vụ đó.
  • Tập trung vào thế mạnh: Mỗi cơ sở y tế thường có thế mạnh khám chữa về một số nhóm bệnh nhất định và khách hàng thường nhớ về/nhắc đến cơ sở y tế về đặc điểm đó. Ví dụ: Khi nhắc đến Bệnh viện Thu Cúc, khách hàng sẽ nghĩ đến ngay rằng đây là một nơi có dịch vụ chăm sóc tốt, một số chuyên khoa thế mạnh như khám điều trị viêm gan, tai mũi họng.
  • Review của khách hàng rất quan trọng: Lĩnh vực y tế - sức khỏe được coi là lĩnh vực nhạy cảm, vì vậy bạn nên quan tâm đến review của khách hàng trên các kênh online để đảm bảo giải quyết kịp thời các khúc mắc và phản hồi chưa hài lòng.

Hãy quên Google đi, tập trung vào việc mang lại giá trị thực sự cho khách hàng, tất yếu trang/nội dung của bạn sẽ xuất hiện trên Top.

5 Lưu ý đặc biệt trong SEO cho cơ sở y tế

1. Lựa chọn từ khóa y tế phù hợp

Thông thường, với các từ khóa ngắn thường có lượt tìm kiếm (volume) lớn nhưng độ cạnh tranh cũng rất cao. Với các từ khóa này, các trang web chuyên sâu sẽ có vị trí tốt trên trang kết quả tìm kiếm. 

Với một cơ sở y tế mới làm SEO, thì sẽ là một điều bất lợi nếu lựa chọn từ khóa ngắn. Vì vậy bạn nên lựa chọn từ khóa dài, với volume thị trường nhỏ hơn, nhưng là nhóm người dùng có nhu cầu tìm kiếm rõ ràng hơn, khả năng chuyển đổi cũng cao hơn.

Hiện tại, Google cung cấp công cụ Google Keyword Planner để bạn có thể tra cứu lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh của từng từ khóa. Bạn hoàn toàn sử dụng công cụ này để lựa chọn từ khóa phù hợp cho cơ sở y tế của mình. Tất nhiên, hãy lựa chọn từ khóa liên quan đến dịch vụ mà bệnh viện, phòng khám cung cấp, bởi mục đích cuối cùng của người dùng là khám và điều trị về vấn đề họ gặp phải.

Ví dụ:

Phòng khám có dịch vụ khám chữa bệnh Cơ xương khớp. Nếu lựa chọn từ khóa "bệnh cơ xương khớp" sẽ có lượng tìm kiếm lớn nhưng mức độ cạnh tranh cao.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các từ khóa dài như: 

"viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không"

"viêm đa khớp có chữa được không"

"địa chỉ khám bệnh cơ xương khớp tốt"

Thông thường với lựa chọn các từ khóa ngắn bạn sẽ cạnh tranh với các trang lớn có uy tín đang được xếp hạng tốt như Webmd, Sức khỏe đời sống (của Bộ Y tế), Vinmec. Vì vậy, với những phòng khám mới bắt đầu với SEO, nên lựa chọn thị trường ngách - từ khóa dài, cung cấp nội dung thật sự chất lượng để nâng cao cơ hội lên Top.

từ khóa dài của BookingCare
Với từ khóa dài "địa chỉ khám cơ xương khớp tốt ở Hà Nội" BookingCare có 2 bài viết hiển thị trên Top - Ảnh: Chụp từ Google

2. Tạo nhiều trang nội dung chất lượng tốt

Google đặt tiêu chuẩn cao hơn nhiều cho các trang web y tế so với các ngành khác với thuật toán YMYL. Bởi vì những trang này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc hoặc sự ổn định tài chính trong tương lai của người tìm kiếm.

Nội dung chất lượng thấp trên các trang này có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm hoặc không lường trước được về y tế và sức khỏe. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý việc phân tích chân dung khách hàng mục tiêu, cung cấp nội dung thỏa mãn cơn khát của nhóm người dùng này.

Đối với ngành y tế, nội dung của bạn cần hướng đến giúp người đọc cuộc sống tốt hơn hoặc dễ dàng hơn. Nội dung càng chi tiết, có chất lượng tốt, hướng đến người dùng mục tiêu sẽ được Google đánh giá cao.

Ngoài các trang nội dung chính giới thiệu về cơ sở y tế, bạn nên quan tâm đến việc tạo các trang nội dung phụ, trang blog/bài viết để giúp Google nhận diện tốt hơn về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị và nâng cao thứ hạng trên Google với các từ khóa liên quan. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến chất lượng của tất cả các trang trên website của cơ sở y tế, không chỉ là trang chính.

Càng nhiều trang nội dung chất lượng, liên quan đến dịch vụ khám, điều trị mà cơ sở cung cấp, sẽ càng được Google đánh giá cao.

Hướng dẫn các bước thực hiện

Dưới đây, là các bước tạo nội dung trên website được BookingCare đúc kết và sử dụng với các nội dung của mình. Với cách làm này, các bài viết của BookingCare hiện đang được đánh giá cao, hiển thị trên Top Google, trong đó rất nhiều bài viết được lên Top ngay sau khi index (lập chỉ mục).

  1. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu:
    • Họ là ai, sinh sống ở đâu, có đặc điểm gì?
    • Họ đang tìm kiếm điều gì khi gõ những từ khóa này trên Google?
    • Thông tin nào sẽ giúp họ nhiều nhất cho việc tìm kiếm đó?
  2. Xác định từ khóa chính
  3. Phân tích nội dung của các đối thủ đang có nội dung với từ khóa nhắm đến trên Top của Google. Suy nghĩ về cách làm mới, khác biệt so với đối thủ, tìm ra những góc nhìn mới mà đối thủ chưa có.
  4. Tạo trang nội dung chất lượng, thỏa mãn nỗi đau của người dùng khi tìm kiếm từ khóa liên quan. Lên bài nội dung theo tư duy 10X Content - nội dung tốt gấp 10 lần đối thủ.
  5. Tuân thủ các nguyên tắc SEO cơ bản trong nội dung website: Cập nhật các thẻ mô tả (meta discription), tiêu đề không quá dài, đặt các thẻ H2, H3, độ dài của nội dung...
  6. Dẫn backlink đến các bài viết liên quan trong chính trang web hoặc trang web bên ngoài uy tín.
  7. Cập nhật đội ngũ tác giả, cố vấn chuyên môn: Đây là một trong những yếu tố để Google đánh giá bạn là chuyên gia trong lĩnh vực.
  8. Chia sẻ bài viết trên các kênh mạng xã hội.

Lưu ý: Không nên cố gắng nhồi nhét nhiều từ khóa phụ trong nội dung bài viết để được lên Top. Cách làm này thường không bền, nội dung có thể lên Top nhưng chỉ một thời gian ngắn và bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của việc cập nhật bộ từ khóa mới cho bài viết. 

Bằng cách viết nội dung giáo dục dài, Google sẽ công nhận bạn là một nhân vật có thẩm quyền trong ngành, do đó tăng thứ hạng của bạn.

3. Tối ưu hóa các yếu tố liên quan đến hình ảnh

Ngoài việc quan tâm đến chất lượng nội dung, quan tâm đến yếu tố hình ảnh cho bài viết cũng là một yếu tố quan trọng để trang của cơ sở y tế được lên Top của Google. Dưới đây là những lưu ý cho hình ảnh khi bạn sử dụng trong nội dung trên website:

  • Một số hình ảnh trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe thường nhạy cảm, bạn nên tránh sử dụng những hình ảnh này, có thể sử dụng hình ảnh thay thế hoặc sử dụng hiệu ứng để che các nội dung nhạy cảm.
  • Thông thường hình ảnh trong lĩnh vực này cũng sẽ rất thật, nên có thể sử dụng một số hiệu ứng hoặc góc cắt để hình ảnh bắt mắt hơn.
  • Nên sử dụng các ảnh được cập nhật mới, bởi bệnh nhân luôn muốn biết thực tế tại cơ sở y tế của bạn như thế nào, nếu hình ảnh quá cũ, chất lượng kém sẽ khiến bệnh nhân thất vọng khi đến thăm khám thực tế.
  • Mô tả ảnh: Cần có mô tả cho ảnh, vừa để đảm bảo kết nối với nội dung chữ, vừa để đảm bảo nguyên tắc SEO.
  • Thẻ Alt: được hiểu là nội dung của hình ảnh để Google có thể hiểu được hình ảnh mô tả về vấn đề gì. Vì vậy, nếu bỏ qua thẻ này, các ảnh của bạn có nguy cơ cao không được index và không được xếp vào nội dung bài viết.

Ngoài hình ảnh, việc thêm video vào trang của bạn cũng là điều cần thiết để giữ chân người dùng. Sử dụng video thường tăng khả năng giữ chân người dùng tốt, tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng những video quá dài vì bệnh nhân cũng mong muốn trong thời gian ngắn có thể tìm được giải pháp phù hợp cho mình.

Với video, bạn cần:

  • Không nên dẫn link video từ trang youtube của một bên khác, vì rất có thể một ngày video đó bị gỡ, như vậy trang của bạn sẽ gặp lỗi index.
  • Lựa chọn video có nội dung phù hợp với nội dung chữ, không quá dài nhưng cũng không quá ngắn. Độ dài lý tưởng thường khoảng 5-10 phút, tất nhiên tùy đặc thù nội dung cũng có thể chọn video dài hơn hoặc ngắn hơn.
BookingCare sử dụng thẻ Alt trong ảnh trên trang
Thẻ Alt (mô tả hình ảnh) trong các ảnh trên trang BookingCare - Ảnh: BookingCare

4. Tối ưu hóa tốc độ, bảo mật, thân thiện với thiết bị di động

Tối ưu hóa tốc độ, bảo mật thông tin, thân thiện với thiết bị di động đều là các yếu tố cần thiết của một trang web có chất lượng tốt, đáng để người dùng quan tâm.

Tối ưu hóa tốc độ

Nếu trang web của bạn mất hơn ba giây để tải, nhiều người có thể rút lui và tìm đến đối thủ cạnh tranh cung cấp trải nghiệm nhanh hơn.

PageSpeed ​​Insights của Google là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra tốc độ trang web. Công cụ này cũng cung cấp thông tin chi tiết về các bản sửa lỗi tiềm năng để giúp cải thiện điểm tốc độ của bạn.

Bạn nên đặt mục tiêu tối ưu trang web để đạt tốc độ tải trang là nửa giây.

Bảo mật thông tin

Một yếu tố SEO quan trọng khác là bảo mật trang web. Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer), là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Tiêu chuẩn này mã hóa trang web của bạn, đảm bảo dữ liệu của trang web và khách truy cập của bạn được bảo vệ khỏi tin tặc.

Nếu trang web của cơ sở y tế không sử dụng bảo mật SSL, Google sẽ phạt thứ hạng trang. Chứng chỉ này là bắt buộc khi chấp nhận các thông tin y tế nhạy cảm, vì vậy không có lý do gì để một trang web y tế không triển khai.

Thân thiện với thiết bị di động

Phần lớn các tìm kiếm hiện được thực hiện trên thiết bị di động và nếu trang web của cơ sở y tế không được tối ưu hóa trên thiết bị này, người dùng sẽ chọn trang web của đối thủ cạnh tranh để thay thế.

Cách tốt nhất để đảm bảo trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động là có thiết kế website đáp ứng với giao diện này.

Điều này có nghĩa là trang web của bạn sẽ tự động thay đổi để phù hợp với màn hình mà nó đang được xem, giảm nguy cơ trải nghiệm người dùng kém từ thiết bị này sang thiết bị khác.

5. Local SEO

Bạn cần cập nhật thông tin về xác định vị trí cơ sở y tế của mình. Từ đó Google có thể nhận diện và ưu tiên các tìm kiếm liên quan ở khu vực gần cơ sở y tế của bạn. 

Ví dụ, nếu cơ sở Y tế của bạn ở được nhận diện chuyên điều trị Tai mũi họng ở Vĩnh Phúc. Tất cả các tìm kiếm liên quan đến điều trị tai mũi họng ở khu vực tỉnh này trang của bạn sẽ được ưu tiên xuất hiện trên Top.

Để được Google nhận diện tốt về vị trí, bạn nên cập nhật các thông tin sau:

  • Cập nhật thông tin trên trang Google Business với đầy đủ các thông tin về vị trí, thời gian làm việc, số điện thoại liên hệ, trang web (nếu có). Đây chính là một kênh hiệu quả để tiếp cận và thu được những phản hồi từ khách hàng của bạn.
  • Cung cấp thông tin liên lạc trên website của cơ sở y tế: thông tin về địa chỉ, thời gian hoạt động, cách thức liên hệ hoặc đặt hẹn khám,...
  • Cài đặt Google Maps vào website để hướng dẫn khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của cơ sở y tế.
  • Đăng kí thông tin cơ sở y tế trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok,...
  • Các trang nội dung nên gắn thêm định vị, ví dụ: tại Hà Nội, tại TPHCM, tại Vĩnh Phúc...

Như vậy, SEO trong marketing cho các cơ sở y tế rất quan trọng. Tuy nhiên với lĩnh vực y tế sẽ có những lưu ý đặc biệt riêng bởi đây là ngành được coi ảnh hưởng đến giá trị lâu dài. Hy vọng với những chia sẻ trong nội dung này của BookingCare, bạn đọc có thể bắt đầu thực hiện cải thiện chất lượng cho nội dung và đưa trang web của mình lên Top các kết quả tìm kiếm của Google.

Thiết kế website với các nội dung chuẩn SEO y tế cùng BookingCare

Thấu hiểu những khó khăn mà cơ sở y tế gặp phải khi thu hút khách hàng y tế trên các kênh online. BookingCare đã đưa ra giải pháp chuyển đổi số BookingCare_DX để hỗ trợ bệnh viện, phòng khám dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng.

bookingcare_dx
Giải pháp chuyển đổi số toàn diện BookingCare_DX - Ảnh: BookingCare

Với giải pháp này, BookingCare sẽ cung cấp cho cơ sở y tế:

  • Website được thiết kế chuẩn SEO y tế.
  • Các form bài viết nội dung được bố cục tối ưu, đơn vị hoàn toàn có thể dễ dàng triển khai nội dung của mình để thu hút khách hàng.
  • Trang web hoàn toàn bảo mật thông tin khách hàng, đáp ứng thân thiện với các loại thiết bị.

Bạn đọc có thể truy cập BookingCare_DX để tìm hiểu thêm về giải pháp này.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
BookingCare là gì?
BookingCare là một nền tảng công nghệ.
Giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp và đặt lịch nhanh chóng.
Giúp bác sĩ và cơ sở y tế xây dựng uy tín, thương hiệu online, tăng số lượng bệnh nhân, tăng hiệu quả quản lý.
LIÊN HỆ HỢP TÁC