Viễn thị là vấn đề thị lực thường gặp, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu nguyên nhân viễn thị giúp mọi người có những biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân viễn thị có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các lý do như sau:
Nguyên nhân viễn thị ở trẻ em thường do trục nhãn cầu ngắn hơn tương đối so với công suất hội tụ của mắt. Trục nhãn cầu ngắn khiến ánh sáng khi vào mắt không thể hội tụ đúng trên võng mạc khiến hình ảnh bị mờ, thị lực suy giảm.
Khi trẻ sinh ra thường bị viễn thị nhẹ, gọi là viễn thị sinh lý. Khi trẻ lớn lên trục nhãn cầu dài ra thì tình trạng viễn thị sẽ giảm dần, đến khoảng 6 tuổi thì hết viễn thị.
Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ còn viễn thị sau 6 tuổi do trục nhãn cầu phát triển không đúng mức dẫn đến các triệu chứng viễn thị như nhìn mờ, rối loạn điều tiết, lác trong,... Phần lớn viễn thị ở trẻ em là do bẩm sinh.
Tuổi cao dẫn tới sự suy giảm chức năng và thay đổi công suất khúc xạ của thể thuỷ tinh từ đó có thể gây ra tật viễn thị. Một người hồi trẻ có thị lực tốt nhưng sau 50 tuổi mắt có thể nhìn mờ hơn do tật viễn thị.
Ngoài ra, chứng lão thị cũng xuất hiện trong khoảng thời gian này khiến người trên 50 tuổi than phiền nhiều về vấn đề thị lực. Đó là biểu hiện của sự lão hoá do tuổi tác.
Di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhãn cầu từ đó khiến mắt bị cận thị hay viễn thị. Vai trò của yếu tố di truyền trong tật viễn thị chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn nhưng có nhiều nghiên cứu đã cho rằng những trẻ có cha mẹ hoặc người thân ruột thịt trong gia đình bị viễn thị thì có nguy cơ mắc viễn thị cao hơn so với những trẻ khác.
Những người làm việc trong môi trường nhiều ánh sáng mặt trời cường độ mạnh, môi trường ô nhiễm có thể khiến tốc độ lão hoá của thuỷ tinh thể nhanh hơn bình thường dẫn đến những thay đổi về độ trong suốt và công suất khúc xạ của thuỷ tinh thể.
Những thay đổi này ban đầu thường gây ra tật viễn thị, sau đó dẫn tới đục thuỷ tinh thể do tuổi già.
Một số bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, bệnh tim mạch, các bệnh rối loạn chuyển hoá và di truyền khác... cũng làm tăng nguy cơ mắc tật viễn thị.
Cơ chế chủ yếu là do các bệnh lý này làm thay đổi áp suất thẩm thấu và quá trình chuyển hoá trong mắt từ đó làm thay đổi hình dạng và chức năng một số cấu trúc của nhan cầu như giác mạc, thuỷ tinh thể.
Đối với các trường hợp mắc tật viễn thị, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục thị lực như sau:
Việc tìm hiểu những nguyên nhân viễn thị là một trong những điều cần thiết giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa tật viễn thị. Tùy vào nguyên nhân cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện thị lực. Để biết chi tiết tình trạng của mình, bạn đọc nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể và kịp thời.