5 phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay

Tác giả: - Xuất bản: 08/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
dieu-tri-can-thi
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị cận thị giúp người bệnh cải thiện năng lực thị giác - ảnh: BookingCare
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay giúp người bệnh hiểu thêm về lợi ích và khả năng trong việc cải thiện thị giác. Đọc thêm trong bài viết.

Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị cận thị tối ưu, không xâm lấn phức tạp, tiết kiệm thời gian cho người bệnh để cải thiện năng lực thị giác và bảo đảm chất lượng cuộc sống ổn định. 

Các phương pháp điều trị cận thị

Các phương pháp điều trị nhằm cải thiện các dấu hiệu cận thị hiện nay có thể được chia thành hai loại: điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật.

Phương pháp không phẫu thuật

Vật lý trị liệu và thuốc

Các bài tập được áp dụng cho trường hợp mắc tật cận thị giả do co thắt cơ mí mắt dẫn đến mỏi và mờ mắt. Người bị cận thị có thể thực hiện các bài tập mắt, xoa bóp, bấm huyệt, chườm ấm để cải thiện thị lực cho mắt.

Ngoài ra, những người có dấu hiệu cận thị nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc như atropine nồng độ thấp. Các hoạt chất trong thuốc có khả năng làm giãn đồng tử mắt, từ đó góp phần hạn chế và làm chậm quá trình cận thị.

Ngoài ra, người bị cận thị cần thực hiện quy tắc 20-20-20: làm việc với máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng trong 20 phút - nhắm mắt trong 20 giây - nhìn xa 20 feet (6m) để thư giãn đôi mắt và phòng tăng độ cận thị.

Sử dụng kính đeo hoặc kính áp tròng 

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đối với các trường hợp cận thị ở mọi độ tuổi (trừ trường hợp đặc biệt ở trẻ em). Thấu kính cận có số diop khác nhau nhằm tập trung mức độ ánh sáng vào võng mạc giúp nhìn xa rõ ràng hơn.

Khi lựa chọn kính, người bệnh được đo số diop cụ thể để lựa chọn thấu kính căn cứ vào độ cận để lựa chọn thấu kính thích hợp. Số diop càng lớn, độ mạnh của ống kính càng cao.

Tùy thuộc vào mức độ điều chỉnh cần thiết, người mắc tật cận thị có thể đeo kính hàng ngày hoặc chỉ đeo khi cần nhìn xa như khi lái xe, đọc sách, nhìn bảng,...

Với các trường hợp cận thị không muốn sử dụng kính đeo có thể lựa chọn kính áp tròng để điều chỉnh cận thị. Một số người đánh giá khi đeo kính áp trong tầm nhìn xa rõ và rộng hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp mắt nhạy cảm hoặc phải sử dụng kính thường xuyên trong sinh hoạt cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng và lựa chọn loại kính áp tròng phù hợp với độ cận cũng như các vấn đề khác liên quan đến các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt.

Kính áp tròng Ortho-k hoặc CRT

Phương pháp này điều trị tạm thời cho những trường hợp mắc cận thị nhẹ. Người bị cận thị sẽ đeo kính áp tròng khúc xạ giác mạc khi đi ngủ để tái tạo giác mạc tạm thời trong thời gian ngủ mà không cần đeo kính khi thực hiện các hoạt động vào ban ngày.

Điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật

Phẫu thuật Laser

Phẫu thuật laser có ưu điểm là thời gian phẫu thuật nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, hai phương pháp phẫu thuật laser phổ biến để điều trị cận thị bao gồm:

  • Phẫu thuật LASIK: sử dụng tia laser để cắt một vạt qua đỉnh giác mạc, định hình lại mô giác mạc bên trong và sau đó thả vạt trở lại vị trí cũ.
  • Phẫu thuật LASEK: sử dụng tia laser để cắt một vạt qua lớp biểu mô trên cùng của giác mạc, định hình lại các lớp bên ngoài và vạt lại.
  • Phẫu thuật giác mạc: áp dụng cho các trường hợp cận thị nhẹ hoặc trung bình bằng việc dùng tia laser cắt bỏ lớp ngoài cùng của giác mạc, làm phẳng bề mặt để tăng khả năng hội tụ ánh sáng trên võng mạc.

Đặt thấu kính nội nhãn Phakic

Phương pháp áp dụng cho các trường hợp cận nặng, có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Người mắc cận thị được đặt một thấu kính lên trước võng mạc để khắc phục chứng cận thị.

Tùy thuộc vào độ cận và tình trạng mắt, người mắc cận thị sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cận thị bằng các phương pháp cụ thể để cải thiện thị lực nhằm duy trì khả năng sinh hoạt ổn định cho người bệnh.