6 yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 07/09/2016, Cập nhật lần cuối: 01/01/2024

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thay đổi hướng đến lối sống lành mạnh. Một tin tốt là hành vi lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh tim mạch
Hình ảnh tim - Ảnh: Cafef

Các bệnh tim mạch và liên quan đến tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. 

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia tim mạch, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch. 

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh tim mạch, bạn đọc vui lòng tham khảo.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, và cholesterol có liên quan đến bệnh tim và các bệnh liên quan, chẳng hạn như xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hàm lượng lớn muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp.

2. Không vận động đầy đủ

Không vận động đầy đủ có thể dẫn đến bệnh tim. Việc lười vận động cũng có thể dẫn đến các tình trạng gây nguy cơ mắc bệnh, bao gồm béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Vận động thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Tập luyện
Vận động thể thao để có trái tim khỏe - Ành: Pixabay

3. Béo phì

Béo phì là tình trạng mỡ dư thừa. Béo phì có liên quan đến nồng độ cholesterol và triglyceride "xấu" cao hơn và làm giảm nồng độ cholesterol "tốt".

Ngoài bệnh tim, béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế của bạn về một kế hoạch giảm cân nặng đến trọng lượng khỏe mạnh.

Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh có lợi cho tim mạch - Ảnh: Pixabay

4. Uống quá nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Việc uống quá nhiều rượu cũng làm tăng mức triglyceride, một dạng cholesterol, có thể làm xơ cứng động mạch.

  • Phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu/ngày.
  • Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu/ngày.
Uống đủ nước
Hạn chế uống rượu và bổ sung đủ nước có lợi cho sức khỏe tim mạch - Ảnh: Pixabay

5. Hút thuốc

Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim và đau tim. Hút thuốc lá có thể gây hại cho tim và các mạch máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim như xơ vữa động mạch và đau tim.

Ngoài ra, nicotin làm tăng huyết áp, và carbon monoxide làm giảm lượng oxy trong máu. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim ngay cả đối với người không hút thuốc.

6. Bệnh tim có thể di truyền

Các thành viên trong gia đình có gen chung, hoặc hành vi, lối sống và môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh tim có thể di truyền và nguy cơ mắc bệnh tim có thể tăng theo độ tuổi, và chủng tộc, hoặc dân tộc.

Di truyền và tiền sử bệnh lý gia đình

Khi các thành viên của một gia đình truyền các tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các gen, quá trình đó được gọi là di truyền.

Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò đáng kể trong bệnh cao huyết áp, bệnh tim, và các tình trạng khác có liên quan. Tuy nhiên, cũng có thể ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh do sống chung trong điều kiện môi trường và các yếu tố tiềm năng khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nguy cơ mắc bệnh tim có thể tăng cao hơn khi đặc điểm di truyền kết hợp với  lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Tiền sử gia đình là hồ sơ ghi lại bệnh lý và tình trạng sức khỏe của gia đình. Tiền sử gia đình là một công cụ hữu ích để tìm hiểu các rủi ro về sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh tim mạch. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh tim mạch từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Theo CDC: http://www.cdc.gov
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/