Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), chỉ có khoảng 25% số ca mắc viêm gan C có biểu hiện lâm sàng nhưng có tới 40-60% số ca mắc chuyển thành mãn tính hoặc phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Việc thực hiện các xét nghiệm viêm gan C giúp người bệnh phát hiện sớm và nâng cao khả năng điều trị khỏi bệnh.
Phương pháp xét nghiệm viêm gan C có những điểm tương đồng với các xét nghiệm viêm gan B và A. Xét nghiệm viêm gan C sử dụng mẫu máu hoặc các chất tiết dịch tiết từ người nghi nhiễm. Tùy thuộc vào mục đích và mẫu bệnh phẩm phân tích khác nhau mà người làm xét nghiệm có thể nhận được kết quả sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.
Kháng thể là kết quả phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Xét nghiệm kháng thể viêm gan C là phương pháp định tính xác định người nghi nhiễm có tiếp xúc với virus HCV hay không thông qua phân tích mẫu máu hoặc huyết thanh của người nghi nhiễm.
Xét nghiệm PCR với HCV - ARN hay còn gọi là xét nghiệm axit nucleic (NAT). Đây là phương pháp tìm kiếm vật liệu di truyền (ARN) của virus HCV trong máu. do đó xét nghiệm định lượng này có khả năng đo lường số lượng virus HCV trong máu giúp bác sĩ có thể theo dõi quá trình bệnh nhằm đáp ứng cho việc điều trị.
Đây là phương pháp xét nghiệm dựa trên phân tích kiểu gen (chủng) của virus. Dựa vào phương pháp này, các nhà khoa học đã phân loại thành sáu chủng viêm gan C khác nhau với những đặc tính riêng. Dựa vào đặc tính của virus đó, bác sĩ có thể hướng dẫn và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng chủng nhằm nâng cao tỷ lệ hồi phục cho người bệnh.
Các phương pháp xét nghiệm viêm gan C kể trên đều có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, đánh giá và điều trị. Tùy vào mục đích và điều kiện thực hiện xét nghiệm, người bệnh có thể cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn các hình thức xét nghiệm phù hợp.