Bác sĩ khám chữa dị tật bàn chân bẹt giỏi ở Hà Nội
Bác sĩ khám chữa dị tật bàn chân bẹt giỏi ở Hà Nội
Chuyên gia dị tật bàn chân bẹt
Chuyên gia dị tật bàn chân bẹt - Bác sĩ Eric Balderree

Bác sĩ khám chữa dị tật bàn chân bẹt giỏi ở Hà Nội

Chuyên gia dị tật bàn chân bẹt - Bác sĩ Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống, Cử nhân Khoa học về Vận động học, chuyên ngành Tiền vật lý trị liệu tại Đại học bang San Diego - Mỹ.
BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.

Các trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân được hình thành. Cùng với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển.

Thông thường, những ai có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị bàn chân bẹt. Đó là vì các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như thông thường.

Những người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Mỗi khi chạy nhảy dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới khả năng chạy nhảy.

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt cũng khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...

Bàn chân bình thường và bàn chân bẹt
Bàn chân bình thường và bàn chân bẹt (phải) - Theo ACC

Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

Dị tật bàn chân bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị bàn chân bẹt.

Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.

Dây chằng lỏng lẻo: dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.

Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.

Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.

Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây dần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

Ảnh hưởng của bàn chân bẹt đến sức khỏe người bệnh

Hệ thống dây chằng và vòm bàn chân có tác dụng chịu lực, tạo sự cân bằng và hấp thu các xung động trong các hoạt động di chuyển. Khi bị bàn chân bẹt, khả năng chịu lực của bàn chân bị yếu đi, gia tăng căng thẳng lên bàn chân và mắt cá, khiến các vùng này rất dễ chấn thương.

Người mắc bệnh bàn chân bẹt khi di chuyển, phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp xuống đất, lâu dần, sẽ gây biến dạng bàn chân.

Đồng thời, cấu trúc bàn chân bẹt sẽ khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh hoạt động chạy nhảy, dẫn đến xoay lệch khớp đầu gối, gây ra hiện tượng viêm đau, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.

Các bệnh lý khác khác phát sinh từ bệnh bàn chân bẹt

  • Biến dạng ngón chân
  • Vẹo ngón chân cái (viêm bao hoạt dịch ngón cái)
  • Gãy xương vì sức nén
  • Đau xương cẳng chân
  • Viêm khớp bàn chân
  • Viêm dây chằng
  • Viêm cân gan chân

Bác sĩ khám chữa bàn chân bẹt giỏi ở Hà Nội

Bàn chân là nền tảng quan trọng của cơ thể. Việc chậm trễ trong chữa trị bàn chân bẹt có thể dẫn đến những hậu quả khó lường về cột sống như cong vẹo cột sống, viêm khớp và thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi, giảm khả năng vận động trong việc đi, đứng, chạy nhảy. Nhiều nhu cầu tìm kiếm địa chỉ thăm khám và bác sĩ điều trị bàn chân bẹt. Tuy nhiên, việc tìm kiếm địa chỉ uy tín và bác sĩ điều trị giỏi là không hề dễ dàng.

Vì vậy, chúng tôi giới thiệu bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống sau đây, chuyên khám và điều trị dị tật bàn chân bẹt bằng phương pháp trị liệu không dùng thuốc và không phẫu thuật. 

Ông là, Bác sĩ Eric Balderree

Bác sĩ Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống, Cử nhân Khoa học về Vận động học, chuyên ngành Tiền vật lý trị liệu tại Đại học bang San Diego - Mỹ

Bác sĩ Eric tốt nghiệp Bác sĩ Thần kinh Cột sống tại Đại học Life Chiropractic College - Mỹ, đã từng hành nghề ở Mỹ, Singapore và Indonesia trước khi đến Việt Nam. Bác sĩ tiến hành chữa bệnh Thần kinh Cột sống không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bác sĩ Eric đề ra sứ mệnh cho bản thân là “Hướng dẫn, điều trị, và truyền cảm hứng cho càng nhiều gia đình càng tốt trong việc giữ vững sức khỏe tối ưu thông qua phương pháp tự nhiên về trị liệu thần kinh cột sống”.

Bác sĩ Eric cho rằng việc dành thời gian để giải thích cho bệnh nhân về chẩn đoán bệnh là tối quan trọng, qua đó bệnh nhân có thể hiểu chính xác những nguyên nhân dẫn đến bệnh trạng của mình. Ông luôn đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân và theo sát các bước trong tiến trình phục hồi cũng như trong giai đoạn phòng ngừa việc tái đau trở lại.

Bác sĩ sử dụng thiết bị công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại, mang đến cho bệnh nhân bàn chân bẹt những đế chỉnh hình bàn chân phù hợp, giúp định hình lại cấu trúc bàn chân, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau bàn chân.

Đế chỉnh hình bàn chân - Hình minh họa: ACC

Đế chỉnh hình bàn chân “đo ni đóng giày” được thiết kế để đặt vào trong giày giúp điều chỉnh cấu trúc và chức năng của bàn chân. Để đạt hiệu quả tốt nhất, đế chỉnh hình cần phải được thực hiện cụ thể từ khuôn hoặc kết quả quét bàn chân của trẻ.

Phòng khám nơi bác sĩ công tác sử dụng các thiết bị nhập khẩu từ châu Âu, như máy scan đo độ chính xác bàn chân, xác định độ cao của lõm bàn chân bệnh nhân cần, xử lý trên máy tính hình dạng và kích cỡ đế chỉnh hình. Kết quả phân tích và chỉ định của bác sĩ sẽ được gửi đến các chuyên viên kỹ thuật để tạo ra đế chỉnh hình bàn chân phù hợp với số đo của bệnh nhân.

Cùng với kinh nghiệm chuyên môn sâu và hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, việc khám và điều trị dị tật bàn chân bẹt của bác sĩ Eric mang lại hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM