Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa trị bệnh chàm
Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa trị bệnh chàm
Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa bệnh chàm?
Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa bệnh chàm? - Ảnh: BookingCare

Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa trị bệnh chàm

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 15/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Đọc ngay bài viết dưới đây để biết bệnh chàm có chữa được không và cách chữa bệnh chàm như thế nào.

Bệnh chàm là một tình trạng da liễu khá phổ biến, gây ngứa, đỏ, khô và kích ứng da. Bệnh có thể khởi phát từ thời kỳ sơ sinh, thơ ấu và một số trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành. Câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là liệu bệnh chàm có chữa được không? Và chữa bệnh chàm như thế nào?

Bệnh chàm có chữa được không?

Chàm là bệnh mạn tính, không thể trị dứt điểm hẳn được, tuy nhiên các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát tình trạng ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng bội nhiễm nếu có, từ đó làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Biểu hiện chung của chàm là ngứa, có mụn nước sắp xếp rải rác hoặc tập trung thành từng mảng, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát, kèm theo gây khô căng da, khó chịu. Như một số căn bệnh ngoài da khác, chàm cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh.

Cách điều trị bệnh chàm

  • Bệnh nhân chàm nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, axit, kiềm...
  • Tắm: Tránh tắm thường xuyên, sử dụng nước ấm khi tắm, tránh nước nóng. Sử dụng các sữa tắm dịu nhẹ, pH trung tính, không chứa thành phần gây kích ứng.
  • Quần áo: Mặc quần áo mỏng, mềm, thoáng mát, thoải mái; ưu tiên chất liệu cotton.
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt sau khi tắm và khi ngứa, cố gắng tránh các sản phẩm có hương liệu dễ gây kích ứng.
  • Thuốc steroid thoa: Có thể thoa steroid dạng kem hay mỡ vào vùng da đỏ, ngứa trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ.Ở vùng da khác nhau, với mức độ nặng nhẹ khác nhau, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại steroid thoa phù hợp. Tuy nhiên, nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và không lạm dụng steroids thoa vì có thể gây ra tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, thay đổi sắc tố da.
  • Kem Pimecrolimus, Tacrolimus: Đây là các loại thuốc thoa kháng viêm hữu ích cho điều trị chàm thể tạng với ít tác dụng phụ hơn steroids.
  • Kháng sinh: Có thể sử dụng một số loại kháng sinh uống hoặc thoa nếu có biểu hiện nhiễm trùng.
  •  Thuốc kháng histamin giúp làm giảm kích ứng, giảm ngứa, hữu ích đặc biệt khi dùng vào buổi tối
  • Điều trị khác bao gồm: Steroid đường uống, methotrexate, azathioprine, cyclosporin, mycophenolate, liệu pháp ánh sáng. Những liệu pháp chuyên sâu này cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh.

Nhìn chung, bệnh chàm tuy không thể trị dứt điểm tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể quản lý và điều trị thông qua việc chăm sóc da đúng cách, hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng, và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,... Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh vì căng thẳng, stress có thể thúc đẩy bệnh nặng hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare