Bệnh động kinh được chẩn đoán như nào?
Bệnh động kinh được chẩn đoán như nào?
Bệnh động kinh được chẩn đoán như nào
Bệnh động kinh được chẩn đoán như nào? - Ảnh: BookingCare

Bệnh động kinh được chẩn đoán như nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 12/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 12/10/2023
Người bệnh động kinh có thể bị đe dọa tính mạng do té ngã hoặc mất khả năng lao động. Chính vì thế Chẩn đoán chính xác bệnh động kinh mang lại cơ hội tốt nhất để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Động kinh là một bệnh lý thường gặp trong xã hội. Người bệnh động kinh có thể bị đe dọa tính mạng do té ngã hoặc mất khả năng lao động. Nhưng việc lạm dụng thuốc chống động kinh cũng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế Chẩn đoán chính xác bệnh động kinh mang lại cơ hội tốt nhất để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chẩn đoán và điều trị động kinh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh

Hỏi bệnh

Đa số người bệnh sẽ đến khám khi xuất hiện một vài cơn co giật. Có cơn co giật là triệu chứng của bệnh động kinh nhưng cũng có trường hợp co giật do nguyên nhân khác. Thường bệnh nhân tới khám khi đã hết cơn co giật nên việc hỏi bệnh của thầy thuốc là rất quan trọng nhằm khai thác tính chất cơn co giật: thời gian, biểu hiện, ý thức bệnh nhân sau cơn….Hoặc bác sĩ sẽ xem lại các cơn co giật được ghi bởi điện thoại, camera gia đình.

Khám Lâm sàng

Bài kiểm tra này kiểm tra hành vi, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các lĩnh vực khác để chẩn đoán tình trạng và xác định loại bệnh động kinh mà người bệnh có thể mắc phải.

Xét nghiệm máu

Mẫu máu có thể phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, tình trạng rối loạn chuyển hóa như tăng, hạ đường máu… hoặc các tình trạng khác có thể liên quan đến cơn động kinh.

Xét nghiệm di truyền

Ở một số người bị động kinh, xét nghiệm di truyền có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh và cách điều trị. Xét nghiệm di truyền thường được thực hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể hữu ích ở một số người lớn bị động kinh có yếu tố gia đình.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều chỉ định chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng của não để phát hiện những biến đổi của não.

Điện não đồ (EEG)

Điện não đồ là cận lâm sàng phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh. Các điện cực được gắn vào da đầu, các điện cực ghi lại hoạt động điện của não.

Thông thường sẽ có những thay đổi trong kiểu sóng não điển hình của người mắc bệnh động kinh. Những thay đổi này xảy ra ngay cả khi không bị co giật. Bác sĩ có thể theo dõi trên video trong quá trình đo điện não đồ để phát hiện và ghi lại bất kỳ cơn động kinh nào người bệnh gặp phải. Việc này có thể được thực hiện khi thức hoặc đang ngủ.

Việc ghi lại các cơn động kinh có thể giúp xác định loại cơn động kinh mà người bệnh đang gặp phải hoặc loại trừ các tình trạng khác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp CT sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não. Chụp CT có thể phát hiện khối u, chảy máu hoặc u nang trong não có thể gây động kinh.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán động kinh MRI có giá trị hơn CT do khảo sát được những biến đổi nhỏ ở nhu mô não như viêm não, nhồi máu não.

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Chụp PET sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để giúp hình dung hoạt động trao đổi chất của não và phát hiện những thay đổi. Những vùng não có mức trao đổi chất thấp có thể chỉ ra những nơi xảy ra cơn động kinh.

Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT)

Cận lâm sàng này được sử dụng chủ yếu nếu MRI và EEG không xác định được vị trí trong não nơi xuất phát cơn động kinh.

SPECT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để tạo ra bản đồ 3D chi tiết về hoạt động lưu lượng máu trong não trong cơn động kinh. Những vùng có lưu lượng máu cao hơn bình thường trong cơn động kinh có thể chỉ ra những nơi xảy ra cơn động kinh.

Chẩn đoán động kinh chủ yếu là dựa trên khai thác tính chất cơn co giật, nếu các cơn co giật có tính chất giống nhau, lặp lại sau trên 24 giờ thì rất có khả năng là bệnh động kinh.

Các khảo sát cận lâm sàng sẽ hỗ trợ chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân của cơn động kinh. Do đó khi bệnh nhân xuất hiện cơn co giật lần đầu thì cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh sớm.
Trên đây là một số phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh động kinh, bên cạnh đó sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare